Giáo lý Phật giáo/Nhân quả

Nhân quả

edit

Nhân có nghỉa là nguyên nhân . Quả có nghỉa là kết quả . Nhân quả có nghỉa là nguyên nhân tao ra kết quả . Thi du nhu , Ở ác gặp ác , ở lành gặp lành , Có lửa có khói . Nhân quả chi phối tất cà vũ trụ vạn vật, không có một vật gì, sự gì, động vật hay thực vật, vật chất hay tinh thần, thoát ra ngoài luật nhân quả được.


Luật nhân quả cho rằng

Mọi sự việc đều là kết quả của một nguyên nhân gây ra nó

Nhân quả của vạn vật

edit

Để có một quan niệm rõ ràng về luật nhân quả, chúng ta hãy tuần tự phân tách hành tướng của nhân quả trong các chủng loại nằm trong vũ trụ:

1.- Nhân quả trong những vật vô tri vô giác
Nước bi lửa đốt thì nóng, bị gió thổi thì thành sóng, bị lạnh thì đông lại. Nắng lâu ngày thì đại hạn, mưa nhiều thì lụt, gió nhiều thì sanh bão.
2.- Nhân quả trong các loài thực vật
Hạt cam thì sanh cây cam, cây cam thì sanh trái cam. Hạt ớt thì sanh cây ớt, cây ớt thì sanh trái ớt. Nói một cách tống quát: giống ngọt thì sanh quả ngọt, giống chua thì sanh quả chua, giống đắng thì sanh quả đắng, giống nào thì sanh quả ấy.
3.- Nhân quả trong các loài động vật
Loài chim sanh trứng; nếu ta gọi trứng là nhân, khi ấp nó thành con là quả; con chim ấy trở lại làm nhân, sanh ra trứng là quả.

Loài thú sanh con, con ấy là quả. Con thú lớn lên trở lại làm nhân, sanh ra con là quả.

4.- Nhân quả nơi con người
a. Về phương diện vật chất: Thân tứ đại là do hấp thụ khí huyết của cha mẹ, và do hoàn cảnh nuôi dưỡng. Vậy cha mẹ và hoàn cảnh là nhân, người con trưởng thành là quả và cứ tiếp nối vậy mãi, nhân sanh quả, quả sanh nhân không bao giờ dứt.
b. Về phương diện tinh thần: Những tư tưởng và hành vi trong quá khứ tạo cho ta những tánh tình tốt hay xấu, một nếp sống tinh thần trong hiện tại; tư tưởng và hành động quá khứ là nhân, tánh tình, nếp sống tinh thần trong hiện tại là quả. Tánh tình và nếp sồng này làm nhân để tạo ra những tư tưởng và hành động trong tương lai là quả.

Phương diện tinh thần này, hay nói theo danh từ nhà Phật, phương diện nội tâm, là phần quan trọng. Vậy chúng ta phải đặc biệt chú ý đến hành tướng của nó.

5.- Nhân quả của tư tưởng và hành vi không tốt
  • Tham: Thấy tiền của người nổi lòng tham lam, sanh ra trộm cắp, hoặc giết hại người là nhân; bị chủ đánh đập hoặc chém giết, phải mang tàn tật, hay bị nhà chức trách bắt giam trong khám đường, chịu những điều tra tấn đau khố là quả.
  • Sân: Người quá nóng giận đánh đập vợ con phá hạị nhà cửa, chém giết người không gớm tay là nhân; khi hết giận, đau đớn nhìn thấy vợ con bịnh hoạn, nhà cửa tiêu tan, luật pháp trừng trị phải chịu nhiều điều khổ cực, là quả.
  • Si mê: Người say mê sắc dục, liễu ngõ hoa tường không còn biết sự hay dở, phải trái, đó là nhân. Làm cho gia đình lủng củng, thân thể suy nhược, trí tuệ u ám, là quả.
  • Nghi ngờ: Suốt đời cứ nghi ngờ việc này đến việc khác, ai nói gì cũng không tin, ai làm gì cũng không theo đó là nhân. Kết cuộc không làm nên được việc gì cả, đến khi lâm chung, buông xuôi hai bàn tay trắng, đó là quả.
  • Kiêu mạn: Tự cho mình là hơn cả, khinh bỉ mọi người, chà đạp nhân phẩm người chung quanh, là nhân; bị người ghét bỏ, xa lánh, sống một đời lẻ loi, cô độc là quả.
  • Nghiện rượu trà: Chung nhau tiền bạc ăn nhậu cho thỏa thuê là nhân, đến lúc say sưa, chén bát ngổn ngang, ghế bàn nghiêng ngã, nhiều khi rầy rà chém giết nhau, làm nhiều điều tội lỗi, phải bị phạt vạ và tù tội là quả.
  • Say mê cờ bạc: Thấy tiền bạc của người muốn hốt về mình, đắm đuối quanh năm suốt tháng theo con bài lá bạc, là nhân; đến lúc của hết, nhà tan, nợ nần vây kéo, thiếu trước hụt sau, là quả.
6.- Nhân quả của tư tưởng và hành vi tốt

Như trên chúng ta đã thấy, những tư tưởng hành vi xấu xa, tạo cho con người những hậu quả đen tối, nhục nhã, khổ đau như thế nào, thì những tư tưởng và hành vi đẹp đẽ tạo cho con người những hậu quả sáng lạn, vinh quang và an vui cũng như thế ấy.

Người không có tánh tham lam, bỏn xẻn thì tất không bị tiền của trói buộc, tất được thảnh thơi. Người không nóng giận, tất được sống trong cảnh hiền hòa, gia đình êm ấm; người không si mê theo sắc dục, tất được gia đình kính nể, vợ con quí chuộng, trí tuệ sáng suốt, thân thể tráng kiện; người không hay ngờ vực, có đức tin, thì hăng hái trong công việc, được người chung quanh tin cậy và dễ thành tựu trong đường đời; người không kiêu ngạo thì được bạn bè quí chuộng, niềm nỡ tiếp đón, tận tâm giúp đỡ khi mình gặp tai biến. Người không rượu chè, cờ bạc thì không đến nỗi túng thiếu, bà con quen biết kính nể yêu vì... Những điều trên này, tưởng không cần phải nói nhiều, quí độc giả cũng thừa biết. Hằng ngày, quanh chúng ta, những cảnh tượng nhân và quả ấy diễn ra không ngớt. Mở một tờ báo hằng ngày ra, chúng ta thấy ngay những bài học nhân quả: trước vành móng ngựa kẻ này bị hai năm tù vì tội ăn trộm; kẻ kia giết người cướp của bị lên máy chém; kẻ nọ say mê cờ bạc thụt két bị tịch biên gia sản; cô kia ngoại tình bị chồng chém v.v...

Nói một cách tổng quát, về phương diện vật chất cũng như tinh thần, người ta gieo thứ gì thì gặt thứ ấy. Người Pháp có câu: "Mỗi người là con đẻ của công nghiệp mình" (chacun est le fils de son oeuvre).