Đạo đế là con đường phải noi theo để thoát khổ. Phật vẫn chủ trương lấy cái trí hiểu biết sáng tỏ mà phá sự si mê, nhưng cái trí sáng tỏ vẫn chưa đủ, cần phải có cái năng lực thực hành thì mới diệt được nguồn gốc của phiền não. Cái năng lực thực hành ấy có 8 con đường để tu cho thành Chính quả. Đó là Bát Chính đạo.

Bát Chính đạo

edit
  1. Chính kiến: Thấy rõ biết rõ chân lý, không để cho Tà kiến che lấp sự sáng suốt của mình, khiến cho sự thấy biết của mình không sai lầm.
  2. Chính tư duy: Suy nghĩ tưởng nhớ điều chân chính. Thể hiện Chính tư duy là suy nghĩ những điều lợi mình lợi người, không hại ai cả. Muốn Chính tư duy thì không tham, không sân, không si.
  3. Chính ngữ: Lời nói ngay thẳng chân thật, chân thật với chính mình và chân thật với mọi người. Trái với Chính ngữ là Vọng ngữ. Người thực hành được Chính ngữ thì thoát khỏi Khẩu nghiệp.
  4. Chính nghiệp: Hành động chân chính, không làm điều gian ác. Muốn được Chính nghiệp thì phải gìn giữ chặt chẽ các Giới cấm.
  5. Chính mạng: Sinh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương thiện, thanh bạch, không tham lợi mà bỏ nhân nghĩa, không thừa cơ đục nước béo cò.
  6. Chính Tinh tấn: Chuyên cần học tập, tu luyện cho tiến bộ. Muốn vậy phải giữ tâm trí chân chính, sáng suốt.
  7. Chính niệm: Tưởng nhớ điều chân chính, để cuối cùng giữ cho Tâm được thanh tịnh, đến chỗ không không.
  8. Chính định: Tập trung tư tưởng, tức là định cái Tâm của mình vào đạo lý chân chính. Đó là sự Thiền định để giữ cái Tâm cho thanh tịnh hoàn toàn.

Bát Chính đạo giúp cho người tu trị được mình, đưa đến sự giác ngộ hoàn toàn, tức là đắc đạo.Trên phương diện tu tập thiết thực, tám yếu tố này được chia ra làm ba nhóm :

  • GIỚI : tiếng pali viết là silakkhandha , được tạo thành bởi chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng.
  • ĐỊNH : tiếng pali viết là samadhikkhandha, được tạo thành bởi chánh tin tấn, chánh niệm và chánh định.
  • HUỆ : tiếng pali viết là paññakkhandha, được tạo thành bởi chánh tri kiến và chánh tư duy.

Đường hướng chung của Bát Chánh Đạo qua ba nhóm Giới, Định, Huệ, là mục tiêu dẫn đến việc giải thoát ra khỏi sự khổ đau, bằng sự trừ tiệt vô minh. Do đó trí tuệ là một phương tiện tu tập, hầu giúp cho con người mở mang Tâm trí, để nhìn thấy và phán xét một cách minh bạch tất cả mọi hiện tượng và thấu hiểu một cách tường tận về bản tính chân thật của sự vật. Đức Phật nói rằng : chỉ có chính mình mới giải thoát được cho mình ra khỏi những nỗi thống khổ. Con người phải làm chủ lấy vận mạng của mình. Vì mê lầm mà chính mình tự tạo ra một thần linh, với niềm hy vọng được sự cứu rồi hay phù hộ cho mình được thoát khỏi cảnh lầm than, đau khổ mà do chính mình đã tạo nên. Cuối cùng mình phải làm nô lệ cho thần vị thần linh ảo tưởng này mà vận mạng của do chính mình tạo ra vẫn không bao giờ thay đổi.