Địa lí 7/Dân số
Dân số, nguồn lao động
edit– Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động,… của một địa phương, một nước.
– Dân số được biểu hiện cụ thể bằng một tháp tuổi. Tháp tuổi cho biết tổng số nam và nữ phân theo từng độ tuổi, số người trong độ tuổi lao động của một địa phương.
+ Tháp mở rộng: đáy tháp rộng, đỉnh hẹp → thể hiện tỉ lệ trẻ em nhiều, người già ít.
+ Tháp thu hẹp: đáy tháp hẹp, thân phình to, đỉnh mở rộng → thể hiện tỉ lệ trẻ em ít, tỉ lệ người trong độ tuổi lao động và người già cao.
Dân số thế giới tăng nhanh trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX
edit– Trong nhiều thế kỉ, dân số thế giới tăng hết sức chậm chạp, nguyên nhân là do dịch bệnh, chiến tranh, đói kém.
– Dân số thế giới tăng nhanh trong hai thế kỉ gần đây. Do có những tiến bộ về kinh tế – xã hội và y tế.
– Gia tăng dân số tự nhiên của một nơi phụ thuộc vào số trẻ sinh ra và số người chết đi trong một năm.
– Sự gia tăng dân số do số người chuyển đi và số người từ nơi khác chuyển đến gọi là gia tăng cơ giới.
Sự bùng nổ dân số
edit– Bùng nổ dân số là do dân số tăng rất nhanh và đột ngột ở nhiều nước châu Á, Phi, Mĩ Latinh.
– Nguyên nhân do tỉ lệ sinh cao hơn tỉ lệ tử.
– Hậu quả: Kinh tế chậm phát triển, đói rách, bệnh tật, mù chữ, thiếu nhà ở, sinh ra các tệ nạn xã hội.
– Các chính sách dân số và phát triển kinh tế – xã hội đã góp phần hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số ở nhiều nước.
Tham khảo
edit- SGK Địa lý 7, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019.