Địa lí 9/Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Ngành trồng trọt

edit

Từ một nền nông nghiệp chủ yếu dựa trên độc canh cây lúa, nước ta đã đẩy mạnh sản xuất nhiều loại cây công nghiệp và các cây trồng khác.

a. Cây lương thực

– Gồm lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn. Trong các cây lương thực ở nước ta, lúa là cây lương thực chính, không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn để xuất khẩu.

Bảng số liệu một số tiêu chí về sản xuất lúa của nước ta qua các năm.

Năm 1980 1990 2000 2010 2014
Diện tích (nghìn ha) 5600 6043 7666 7489 7814
Năng suất cả năm (tạ/ha) 20,8 31,8 42,4 53,4 57,6
Sản lượng lúa cả năm (triệu tấn) 11,6 19,2 32,5 40,0 45,0
Bình quân sản lượng lúa (kg/người) 217 291 419 460 495,8

– Việt Nam là một trong những trung tâm xuất hiện sớm nghề trồng lúa ở Đông Nam Á. Lúa được trồng trên khắp đất nước ta.

– Do trồng nhiều giống mới nên cơ cấu mùa vụ thay đổi, có vụ lúa sớm, lúa chính vụ và lúa muộn.

– Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng.

b. Cây công nghiệp

– Tạo ra nhiều nguồn xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tận dụng tài nguyên, phá thế độc canh trong nông nghiệp và góp phần bảo vệ môi trường.

– Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp, nhất là các cây công nghiệp lâu năm.

– Phân bố hầu hết trên 7 vùng sinh thái cả nước. Nhưng trọng điểm là 2 vùng Tây nguyên và Đông Nam Bộ.

c. Cây ăn quả

– Nước ta có tiềm năng tự nhiên để phát triển các loại cây ăn quả: khí hậu và đất trồng đa dạng, nước tưới phong phú,…

– Với nhiều loại đặc sản có giá trị xuất khẩu cao. Ví dụ: cam xã Đoài, vải thiều, đào Sapa, nhãn Hưng Yên, bưởi năm roi, sầu riêng, măng cụt,…

– Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất là Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.

Ngành chăn nuôi

edit

– Chiếm tỉ trọng chưa lớn trong nông nghiệp: khoảng 20%

– Gồm:

+ Nuôi trâu bò chủ yếu ở miền núi và trung du để lấy sức kéo, thịt.

+ Ven các thành phố lớn hiện nay có nuôi bò sữa (vì gần thị trường tiêu thụ).

+ Nuôi lợn ở Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Nuôi gia cầm chủ yếu ở vùng đồng bằng.

Bảng số liệu về sản lượng một số sản phẩm chăn nuôi chủ yếu của nước ta qua các năm

Sản phẩm Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2010 Năm 2014
Sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng Nghìn tấn 48,4 83,6 86,8
Sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng Nghìn tấn 93,8 278,9 292,5
Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng Nghìn tấn 1418,1 3036,4 3330,6
Sản lượng thịt gia cầm hơi giết, bán Nghìn tấn 292,9 615,2 828,2
Sản lượng sữa tươi Triệu lít 51,5 306,7 549,5
Trứng gia cầm Triệu quả 3771,0 6421,9 8297,5
Sản lượng mật ong Tấn 5958,0 11944,4 14218,0
Sản lượng kén tằm Tấn 7153,0 7106,5 6761,0

Tham khảo

edit
  • SGK Địa lí 9 – Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam (tái bản lần thứ mười lăm – 2020).