64 quẻ kinh Dịch
Dưới triều vua Vũ (禹 Yǔ) nhà Hạ, vua Hạ vũ đem quẻ nọ chồng lên quẻ kia, thành ra sáu mươi tư cái sáu vạch, gọi là Sáu mươi tư quẻ (tức là Quẻ kép) được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn (連山 Lián Shān) được gọi là Liên sơn dịch. Liên Sơn, có nghĩa là "các dãy núi liên tiếp" trong tiếng Hoa, bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn (艮 gèn) (núi), với nội quái và ngoại quái đều là Cấn (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là Tiên thiên Bát quái.
Biểu đồ và Quy ước 64 quẻ kinh Dịch
editBiểu đồ các quái
editNgoại quái Nội quái
||| Càn
Trời
|:: Chấn
Sấm
:|: Khảm
Nước
::| Cấn
Núi
::: Khôn
Đất
:|| Tốn
Gió
|:| Ly
Hỏa
||: Đoài
Đầm
||| Càn
1 34 5 26 11 9 14 43 |:: Chấn
25 51 3 27 24 42 21 17 :|: Khảm
6 40 29 4 7 59 64 47 ::| Cấn
33 62 39 52 15 53 56 31 ::: Khôn
12 16 8 23 2 20 35 45 :|| Tốn
44 32 48 18 46 57 50 28 |:| Ly
13 55 63 22 36 37 30 49 ||: Đoài
10 54 60 41 19 61 38 58
Quy ước quẻ
editDưới đây là sáu mươi tư quẻ của Kinh Dịch.
- Các quẻ từ số 01 đến số 30 được gọi là Thượng Kinh, bắt đầu với hai quẻ Càn (trời), Khôn (đất) nên phần này đôi khi gọi là "đạo của Trời Đất".
- Các quẻ từ số 31 đến số 64 được gọi là Hạ Kinh, bắt đầu với hai quẻ Hàm (tình yêu), Hằng (vợ chồng) nên phần này đôi khi gọi là "đạo của vợ chồng".
Tên gọi các quẻ: tên gọi của mỗi quẻ gồm 3 phần, bắt đầu với tên của các quẻ đơn tạo nên nó, đầu tiên là ngoại quái rồi đến nội quái, phần cuối của tên chỉ ý nghĩa của quẻ. Ví dụ quẻ Thủy Hỏa Ký Tế:
- thủy chỉ ngoại quái: Khảm (nước);
- hỏa chỉ nội quái: Li (lửa);
- ký tế chỉ ý nghĩa của quẻ: đã xong, đã hoàn thành, đã qua sông;
ví dụ khác là quẻ Địa Sơn Khiêm:
- địa chỉ ngoại quái: Khôn (đất);
- sơn chỉ nội quái: Cấn (núi);
- khiêm chỉ ý nghĩa của quẻ: khiêm nhường.