Công nghệ 10/Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh

Xác định lĩnh vực kinh doanh

edit

Doanh nghiệp có 3 lĩnh vực kinh doanh: sản xuất, thương mại, dịch vụ.

Căn cứ xác định lĩnh vực kinh doanh

edit
  • Thị trường có nhu cầu
  • Đảm bảo thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp
  • Huy động hiệu quả mọi nguồn lực của doanh nghiệp và xã hội
  • Hạn chế thấp nhất những rủi ro đến với doanh nghiệp

Xác định lĩnh vực kinh doanh phù hợp

edit

Là lĩnh vực kinh doanh cho phép doanh nghiệp thực hiện mục đích kinh doanh, phù hợp với pháp luật và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ví dụ:

  • Ở thành phố, các đô thị nên lựa chọn lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ.
  • Ở nông thôn kinh doanh dịch vụ vật tư nông nghiệp, kĩ thuật chăn nuôi, giống cây trồng, vật nuôi,… hoặc các dịch vụ sửa chữa công cụ lao động và sinh hoạt, may mặc, dịch vụ y tế, văn hoá.

Lựa chọn lĩnh vực kinh doanh

edit

Phân tích

edit

Phân tích môi trường kinh doanh:

edit

– Nhu cầu của thị trường và mức độ thỏa mãn nhu cầu thị trường

– Chính sách, pháp luật có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp

Phân tích, đánh giá năng lực đội ngũ lao động của doanh nghiệp:

– Trình độ chuyên môn

– Năng lực quản lý kinh doanh

Phân tích khả năng đáp ứng nhu cầu thị trường doanh nghiệp

edit

Phân tích điều kiện về kĩ thuật công nghệ

edit

Phân tích tài chính:

edit

– Vốn đầu tư kinh doanh và khả năng huy động vốn

– Thời gian hoàn vốn đầu tư

– Lợi nhuận

– Rủi ro

Quyết định lựa chọn

edit

Trên cơ sở việc phân tích đánh giá, nhà kinh doanh đi đến quyết định lựa chọn lĩnh vực kinh doanh.

Tham khảo

edit
  • SGK Công nghệ 10, NXB Giáo dục, trang 160.