Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình

Tìm hiểu chung

edit

Ca dao, dân ca là gì?

edit

- Ca dao, dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.

Phân biệt Ca dao Dân ca
Khái niệm Lời thơ của dân ca và những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca Những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và nhạc
Ví dụ

"Trống cơn"

"Trống cơm khéo vỗ nên vông

Một bầy con sít lội sông đi tìm

Thương ai con mắt lim dim

Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ"

"Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ ấy mấy vông nên vông.

Một bầy tang tình con sít, ấy mấy lội, lội sông, ấy mấy đi tìm.

Em nhớ thương ai, đôi con mắt ấy mấy lim dim.

Một bầy tang tình con nhện ới a, ấy mấy giăng tơ, giăng tơ ấy mấy đi tìm, em nhớ thương ai duyên nợ khách tang bồng".

Một số làn điệu dân ca các vùng miền

edit

- Hát quan họ Bắc Ninh

- Hát ghẹo Phú Thọ

- Hát dặm Nghệ Tĩnh

- Hát bài chòi Quảng Nam

- Hát xẩm

- Ca trù

- Ca Huế

- Hò Huế

- Dân ca Nam Bộ

- Hát ru

Đọc - hiểu văn bản

edit

Đọc, giải nghĩa từ khó

edit

- Đọc: Chú ý đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc.

- Chú thích (SGK/35): Chú ý những từ khó

+ "Cù lao chín chữ" (Phân biệt với cù lao: bãi nổi trên sông)

+ "Nuộc lạt"

+ "Bác mẹ"

+ "Hai thân"

Phân tích

edit

Bài 1

"Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao, biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi"

Bài 4

"Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ, một nhà tình thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy"

- Hai bài ca dao thuộc chủ đề tình cảm gia đình

+ Bài 1: Lời của mẹ ru con nói với con

+ Bài 4: Lời của ông bà, cha mẹ, cô bác nói với con cháu hoặc của anh em ruột thịt nói với nhau

- Cụ thể

Phân tích Bài 1: Tình cha nghĩa mẹ Bài 4: Tình cảm anh em
Nội dung - Lời của mẹ ru con, nói với con về công lao to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở phận làm con phải ghi nhớ công ơn sâu nặng đó - Nhắc nhở chúng ta anh em phải hòa thuận, phải biết đoàn kết, nương tựa vào nhau, thương yêu nhau để cha mẹ vui lòng.
Nghệ thuật - Phép so sánh, đối lập

- Thể thơ lục bát quen thuộc, dễ nhớ, âm điệu sâu lắng, tình cảm, đi vào lòng người.

- Phép so sánh, điệp ngữ
Bài tương tự "Nuôi con mẹ héo vóc hình

Cạn bầu sữa ngọt mà tình không vơi"

"Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẫu từ"

"Ngày nào em bé cỏn con

Bây giờ em đã lớn khôn thế này"

"Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy

Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao"

"Anh em như thể tay chân

Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần"

"Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"

"Chị em như chuối nhiều tàu

Tấm lành che tấm rách, đừng nói nhau nặng lời"

Tổng kết

edit

Nội dung

edit

- Tình cảm đối với ông bà, cha mẹ, anh em và tình cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là những tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người.

- Nhắc nhở chúng ta phải biết yêu thương, coi trọng gia đình.

Nghệ thuật

edit

- Sử dụng biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng, tăng cấp ...

- Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.

- Diễn tả tình cảm qua những mô típ.

- Thể thơ lục bát và lục bát biến thể gợi âm điệu tâm tình, nhắn nhủ.

- Ngôn ngữ thơ nhưng vẫn rất gần với lời nói hằng ngày của nhân dân và mang màu sắc địa phương.

- Dùng hình ảnh phủ định để khẳng định.

- Các vế trong bài có quan hệ nhân - quả.

- Tình cảm gia đình là một trong những chủ đề tiêu biểu của ca dao, dân ca.

- Những câu thuộc chủ đề này thường là lời ru của mẹ, lời ru của mẹ cha, ông bà với con cháu, lời con cháu nói với cha mẹ và ông bà.

- Thường dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc. Mục đích:

+ Bày tỏ tâm tình

+ Nhắc nhở về công ơn sinh thành dưỡng dục, tình mẫu tử.

+ Ca ngợi tình anh em ruột thịt.

Tham khảo

edit
  • SGK Ngữ văn 7 tập 1 , NXB Giáo dục, 2019