Dịch
Dịch
editDịch (易 yì) có nghĩa là Thay đổi hay Biến hoá' của những thành phần bên trong một vật thể nào đó mà trở nên khác đi.
Vạn vật thế gian đều đang biến hóa, chỉ có bản thân quy luật của Thiên Đạo là bất biến, do đó sự vật biến hóa ắt phải tuân theo quy luật vận hành của Thiên Đạo. Kinh Dịch cho rằng mặc dù vạn vật thế gian đều đang biến hóa, chỉ có bản thân quy luật Thiên Đạo là bất biến. Vậy thì con người nên theo phép của Thiên Đạo, không trái với Trời ngược với lẽ thường, thuận theo thời mà thay đổi thích hợp, như vậy mới có thể bảo trì được lâu dài.
Hai khái niệm chỉ đạo hành vi con người của Kinh Dịch, tức “Thời” và “Trung”.
- Trung có nghĩa là Đạo Trung dung: ở chính giữa cái Đạo tự nhiên của Trời Đất vận hành, không thái quá, cũng không bất cập.
- Thời có nghĩa là thời thế nhất trí: cũng có nghĩa là hài hòa, tiến cùng với thời.
Học thuyết Dịch
editTư tưởng triết học cơ bản Dịch dựa trên cơ sở của sự cân bằng thông qua đối kháng và thay đổi . Khái niệm Dịch rất sâu sắc. Nó có ba ý nghĩa cơ bản có quan hệ tương hỗ như sau:
- Bất dịch là bản chất của thực thể.
- Vạn vật trong vũ trụ là luôn thay đổi, tuy nhiên trong những thay đổi đó luôn luôn tồn tại nguyên lý bền vững - quy luật trung tâm - là không đổi theo không gian và thời gian.
- Biến dịch là Hành vi của mọi thực thể.
- Vạn vật trong vũ trụ là liên tục thay đổi. Nhận thức được điều này con người có thể hiểu được tầm quan trọng của sự mềm dẻo trong cuộc sống và có thể trau dồi những giá trị đích thực để có thể xử sự trong những tình huống khác nhau.
- Giản dịch là Thực chất của mọi thực thể.
- Quy luật nền tảng của mọi thực thể trong vũ trụ là hoàn toàn rõ ràng và đơn giản, không cần biết là biểu hiện của nó là khó hiểu hay phức tạp.
Tóm lại:
- Vì biến dịch, cho nên có sự sống.
- Vì bất dịch, cho nên có trật tự của sự sống.
- Vì giản dịch, nên có quy luật trật tự của sự sống.