Lịch sử 10/Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
Nước Pháp trước cách mạng
editTình hình kinh tế xã hội
editKinh tế
edit- Cuối thế kỷ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp
- Công cụ, kĩ thuật canh tác lạc hậu, năng suất thấp.
- Lãnh chúa, Giáo hội bóc lột nông dân nặng nề.
- Công thương nghiệp phát triển
- Máy móc sử dụng ngày càng nhiều (dệt, khai mỏ, luyện kim)
- Công nhân đông, sống tập trung
- Buôn bán mở rộng với nhiều nước.
Chính trị
edit* Trước cách mạng Pháp là một nước quân chủ chuyên chế , vua nắm mọi quyền .
* Xã hội: có 3 đẳng cấp:
- Đẳng cấp quý tộc: có mọi quyền, không đóng thuế
- Đẳng cấp tăng lữ: có mọi quyền, không đóng thuế
- Đẳng cấp 3 gồm tư sản, nông dân, bình dân thành thị, làm ra của cải, không có quyền về chính trị, phải đóng thuế, và làm nghĩa vụ phong kiến. Nông dân chiếm 90% dân số, tư sản đứng đầu đẳng cấp thư ba vì họ có học, có quyền lợi kinh tế, nhưng không có tiền.
- Mâu thuẫn xã hội gay gắt.
Cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng
editNhững tư tưởng tiến bộ phê phán những quan điểm lỗi thời, giáo lý lạc hậu, mở đường cho xã hội phát triển.Triết học ánh sáng dọn đường cho cách mạng bùng nổ, định hướng cho một xã hội mới tương lai.
Nhà tư tưởng | Tên tác phẩm |
Mông te xki ơ | Tinh thần luật pháp: đòi quyền tự do dân chủ cho con người |
Von te | Những lá thư triết học: xóa bỏ nhà nước bảo thủ |
Rút xô | Khế nước xã hội : tự do là quyền tự nhiên của con người |
Tiến trình của cách mạng
editCách mạng bùng nổ. Nền quân chủ lập hiến
edit- Ngày 5/5/1789 Hội nghị ba đẳng cấp do nhà vua triệu tập bị đẳng cấp thứ 3 phản đối.
- Ngày 14/7/1789, quần chúng phá ngục Ba-xti, mở đầu cho cách mạng Pháp.
- Quần chúng nhân dân nổi dậy khắp nơi (cả thành thị và nông thôn), chính quyền của tư sản tài chính được thiết lập (Quốc hội lập hiến).
- Thông qua Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền.
- Ban hành chính sách khuyến khích công thương nghiệp phát triển.
- Tháng 9 - 1791 thông qua hiến pháp, xác lập nền chuyên chính tư sản (quân chủ lập hiến).
- Vua Pháp tìm cách chống phá cách mạng, khôi phục lại chế độ phong kiến (xúi giục phản động trong nước, liên kết với phong kiến bên ngoài).
- Tháng 4/1792 chiến tranh giữa Pháp với liên minh phong kiến Áo - Phổ.
- Ngày 11/7/1792 Quốc hội tuyên bố Tổ quốc lâm nguy, quần chúng đã nhất loạt tự vũ trang bảo vệ đất nước.
Tư sản công thương cầm quyền. Nền cộng hòa được thành lập:
edit- Ngày 10/8/1792 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lập chính quyền công xã cách mạng (phái Girôngđanh); bắt vua và hoàng hậu.
- Ngày 21/9 Quốc hội tuyên bố lập nền Cộng hòa thứ nhất, xử tử nhà vua.
- Đầu năm 1793, nước Pháp đứng trước khó khăn mới.
- Trong nước: bọn phản động nổi dậy; đời sống nhân dân khó khăn.
- Bên ngoài: Liên minh phong kiến châu Âu đe dọa cách mạng.
Ngày 31/5/1793 quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (Ngày 2/6).
Tham khảo
edit- SGK Lịch sử 10, NXB Giáo dục, 2019