Lịch sử 10/Tây Âu thời hậu kì trung đại

Những cuộc phát kiến địa lí

edit

Nguyên nhân

edit
  • Sản xuất phát triển, nhu cầu cần nguyên liệu, thị trường, vàng bạc tăng lên.
  • Con đường bộ buôn bán qua Tây Á và Địa Trung Hải do người Ả rập độc chiếm.
  • Khoa học - kỹ thuật phát triển (Hải đồ, la bàn, tàu có bánh lái và hệ thống buồm lớn).
  • Nổi bật là loại tàu Caraven. Loại tàu do người Bồ Đào Nha chế tạo năm 1460, có bánh lái, lắp 3 cột buồm lớn. Cánh buồm của tàu hình vuông hoặc tam giác màu trắng. Trên boong tàu có lắp đại bác để chống cướp biển. Đuôi tàu trang bị 1 trục giữ bánh lái, có thể quay quanh bản lề, thay cho bánh lái mái chèo cổ xưa từ thế kỉ XII. Trên tàu có la bàn định hướng, đồng hồ cát bằng thủy tinh để đo thời gian và ước lượng kinh độ => có khả năng vượt đại dương.

Những cuộc phát kiến địa lý lớn

edit
  • B. Đi a xơ (1487): vòng qua cực nam Châu Phi đến mũi Hảo Vọng.
  • Cô lôm bô (1492) đến một số đảo biển Ca ri bê đã phát hiện ra Châu Mỹ.
  • Va x-cô đơ Gama (1497) đến bờ Tây nam Ấn Độ.
  • Ma gien lan (1519-1522) vòng quanh thế giới.

Sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản Châu Âu

edit
  • Sau các cuộc phát kiến địa lý, quý tộc và thương nhân Châu Âu ra sức cướp bóc của cải, tài nguyên các nước Á, Phi, Mỹ La Tinh.
  • Giai cấp tư sản tích lũy được số vốn đầu tiên bằng sự cướp bóc thực dân,cướp đất của nông dân, nông dân phải làm thuê cho giai cấp tư sản.
  • Xuất hiện hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa: công trường thủ công, các công ty thương mại.
    • Công trường thủ công, trong đó có sự phân công lao động, chuyên môn hóa theo dây chuyền sản xuất, quan hệ chủ thợ. Chủ kiếm nhiều lợi nhuận, thợ bị bóc lột.quan hệ sản xuất TBCN hình thành.
    • Ở nông thôn đồn điền hay trang trại xuất hiện, công nhân nông nghiệp làm công ăn lương.
    • Thương nghiệp xuất hiện công ty thương mại.
  • Xã hội Tây Âu có biến đổi:
    • Giai cấp tư sản có thế lực kinh tế song chưa có địa vị kinh tế tương xứng.
    • Người làm thuê trở thành giai cấp vô sản.

Phong trào Văn hóa Phục hưng

edit

Phục hưng tinh hoa của nền văn hóa cổ Hi Lạp – Rô ma và sáng tạo nền văn hóa mới của giai cấp tư sản.

Đặc điểm:

  • Phê phán giáo hội phong kiến và giáo hội. Đề cao giá trị con người, đòi quyền tự do cá nhân, coi trọng khoa học - kỹ thuật.
  • Quê hương phong trào Văn hóa Hưng là l-ta-li-a và lan nhanh sang các nước Tây Âu:
    • Ra bơ le là nhà văn và Bác sĩ.
    • Đê các tơ là nhà toán học và triết học.
    • Lê ô na đơ Vanh xi là họa sĩ, kỹ sư.
    • Sếch – xpia là nhà soạn kịch.

Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lãnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã suy tàn.

Cải cách tôn giáo và chiến tranh nông dân

edit

Cải cách tôn giáo

edit

* Nguyên nhân

  • Ki tô giáo là chỗ dựa vững chắc của chế độ phong kiến Tây Âu, thống trị và chi phối đời sống tinh thần của xã hội Châu Âu.
  • Nước Đức là nơi đầu tiên nổ ra phong trào cải cách tôn giáo: Lu-thơ (1483-1546) tại Đức; Can-vanh (1509-1564) tại Thụy Sĩ, sau đó lan nhanh sang Bỉ, Hà Lan, Pháp, Anh.

* Nội dung: cải cách: bãi bỏ thủ tục và lễ nghi phiền toái, được đông đảo nhân dân đi theo.

* Tác dụng: thúc đẩy và châm ngòi cho các cuộc khởi nghĩa nông dân, tôn giáo bị phân hóa thành Tân giáo và Cựu giáo.

Đây là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lãnh vực văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản chống giai cấp phong kiến đã suy tàn.

Chiến tranh nông dân Đức

edit

Nguyên nhân

edit
  • Kinh tế thấp kém, chế độ phong kiến bảo thủ.
  • Người nông dân bị áp bức bóc lột nặng nề.
  • Mâu thuẫn giữa nông dân và quí tộc phát triển đến đỉnh cao.

Diễn biến:

edit
  • Lãnh tụ kiệt xuất là Tô-mát Muyn-xe: lên án gay gắt sự hủ bại của giáo hội, lên án chế độ bóc lột phong kiến, kêu gọi nông dân nổi dậy chống áp bức, tuyên truyền và xây dựng một xã hội bình đẳng cho mọi người.
  • Bước đầu giành thắng lợi, nhưng cuối cùng bị đàn áp nên thất bại.

Ý nghĩa:

edit

Thể hiện tinh thần đấu tranh quyết liệt và khí phách anh hùng của quần chúng bị áp bức.

Thông tin

edit

Tô-mat Muyn-xe xuất thân từ 1 gia đình thợ mỏ ở Xtonbec. Thuở nhỏ rất chăm học, 15 tuổi đã lập trong trường ông học 1 hội kín chống Giám mục Ma đơ bua và nhà thờ La Mã. Sau khi đỗ tiến sĩ, ông trở thành Linh mục. Năm 1521, ông ra nước ngoài, sau đó trở về Đức vận động cách mạng. Ông rất đồng cảm với nhân dân, lên án gay gắt sự hủ bại của Giáo hội, lên án chế độ bóc lột phong kiến. Ông kêu gọi nông dân nổi dậy chống áp bức, tuyên truyền và mở cuộc xây dựng một xã hội bình đẳng cho mọi người. (SGK lớp 10, trang 65)

Tham khảo

edit
  • SGK Lịch sử 10, NXB Giáo dục, 2019