Lịch sử 7/Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên (thế kỉ XIII)

Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân Mông Cổ xâm lược (1258) edit

Âm mưu xâm lược Đại Việt của Mông Cổ: edit

– Đầu thế kỷ XIII, đế quốc Mông Cổ rộng lớn từ Thái Bình Dương đến Biển Đen, rất giỏi về chinh chiến, cưỡi ngựa, bắn cung. Chúng xâm lược Đại Việt để chiếm đóng, cai trị, làm bàn đạp chiếm Nam Tống và xâm lược các nước Đông Nam Á .

– Vua Trần cho bắt giam sứ giả, ra lệnh chuẩn bị kháng chiến.

Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến và đánh bại quân Mông Cổ (kháng chiến chống quân Nguyên lần I – 1258). edit

– Tháng 1-1258 Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy ba vạn quân Mông Cổ theo sông Thao tiến xuống Bạch Hạc, đến Bình Lệ Nguyên gặp tuyến chống cự của Vua Trần Thái Tông.

– Trước thế giặc mạnh, quân ta rút về Thiên Mạc để bảo toàn lực lượng.

– Giặc tiến vào Thăng Long, ta thực hiện “vườn không nhà trống”, chúng tàn phá Thăng Long và cướp bóc ở các làng chung quanh.

– Lúc này vua Trần hỏi ý kiến của Thái Sư Trần Thủ Độ, Ông đã khẳng khái trả lời: “Đầu tôi chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.

– Ở Thăng Long 1 tháng, chúng hết lương thực, nắm thời cơ đó, quân ta đã đã phản công ở Đông Bộ Đầu, địch bị đánh bật khỏi Thăng Long chạy đến Quy Hóa bị Hà Bổng đánh tan, quân Mông Cổ chạy thẳng về nước. Kháng chiến lần thứ nhất thắng lợi trong vòng nửa tháng, âm mưu xâm lược Đại Việt của kẻ thù bị chặn lại.

Chủ trương đánh giặc của nhà Trần:

  • Thực hiện “vườn không nhà trống”
  • Tạm rút khỏi Thăng Long để bảo toàn lực lượng
  • Đẩy địch vào tình thế khó khăn, phát động chiến tranh nhân dân làm tiêu hao sinh lực địch, phản công lớn truy kích địch.

Cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285) edit

Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên: edit

– Ý đồ của nhà Nguyên:

+ Rửa nhục do thất bại lần thứ nhất.

+ Quyết tâm chiếm bằng được Đại Việt.

+ Làm cầu nối xâm lược các nước khác ở phía nam Trung Quốc.

– Năm 1279 vua Mông Cổ là Hốt Tất Liệt xâm chiếm Nam Tống lập ra nhà Nguyên, mở rộng lãnh thổ xuống phương Nam.

– Năm 1283 Toa Đô chỉ huy đường biển tấn công Champa để làm bàn đạp tấn công phía Nam Đại Việt, sau đó phối hợp với Thoát Hoan đánh vào phía Bắc.

Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến: edit

– Năm 1282 hội nghị các vương hầu, quý tộc, quan lại ở Bình Than – Hải Dương bàn kế đánh giặc và chia quân đóng giữ ở các nơi hiểm yếu. Trần Quốc Toản “Phá giặc mạnh, báo ơn vua”.

– Cử Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn làm tổng chỉ huy toàn quân, ông viết “Hịch Tướng Sĩ”, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta và khích lệ binh sĩ xông lên giết giặc, cứu nước bảo vệ quê hương.

– Đầu năm 1285, đại biểu phụ lão họp ở Điện Diên Hồng để bàn kế đánh giặc.

– Vua Trần chỉ huy tập trận, duyệt binh ở Đông Bộ Đầu.

– Các chiến sĩ thích 2 chữ “Sát Thát”.

– Thể hiện quyết tâm cao độ chống giặc cứu nước, thà chết chứ không chịu đầu hàng.

Diễn biến và kết quả của cuộc kháng chiến (lần thứ 2) chống quân xâm lược Nguyên 1285: edit

– Cuối tháng 1-1285, Thoát Hoan đem 50 vạn quân Nguyên tràn vào nước ta.

– Sau khi quân ta chiến đấu anh dũng ở biên giới, thế giặc mạnh, Trần Hưng Đạo rút quân về Vạn Kiếp.

Vua Trần hỏi Trần Hưng Đạo có nên hàng không? và được trả lời: “Xin hãy chém đầu thần trước rồi hãy hàng”. Không phải quân ta không có khả năng đánh tiếp, mà theo kế sách “Lấy yếu đánh mạnh".

– Quân ta từ Vạn Kiếp rút về Thăng Long, giặc chiếm Thăng Long, quân ta rút về Thiên Trường.

Để bảo vệ cho cuộc rút quân chẳng may tướng Trần Bình Trọng bị giặc bắt, khi giặc hỏi: “Có muốn làm vương nước Nam không?”, ông trả lời: ”Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc”, giặc đã giết ông.

– Ở phía nam Toa Đô đánh Nghệ An, Thanh Hóa, quân ta chiến đấu anh dũng. Thoát Hoan ở phía Bắc, Toa Đô ở phía Nam, tạo thế gọng kìm tiêu diệt chủ lực của ta ở Thiên Trường.

– Tình thế nguy ngập, để đánh lạc hướng và lừa giặc, Trần Hưng đạo cho rút quân về phía Đông bắc, sau chiếm lại Thanh Hóa củng cố lực lượng chuẩn bị phản công.

– Thất bại khi ở phía nam, Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ quân tiếp viện và thiếu lương thực trầm trọng.

– Tháng 5-1285 Trần Hưng Đạo phản công. Quân ta đánh bại quân giặc giặc khắp nơi, các chiến thắng Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, thừa thắng ta giải phóng Thăng Long.

– Thoát Hoan rút khỏi Thăng Long, đến Vạn Kiếp bị quân ta phục kích chết rất nhiều, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng chạy về nước.

– Toa Đô bị chém đầu ở Tây Kết. Một cánh quân khác chạy theo hướng tây bắc, đến huyện Phù Ninh, bị Hà Đặc, Hà Chương đánh tan,...

– Sau 2 tháng tổng phản công quyết liệt ta giành thắng lợi.

Cách đánh của quân dân ta thời Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai 1285: edit

– Khi giặc mạnh, ta chủ động vừa đánh vừa rút quân để bảo toàn lực lượng.

– Thực hiện “vườn không nhà trống” gây cho địch thiếu lương thực.

– Huy động toàn dân đánh giặc.

– Khi thời cơ đến, phản công tiêu diệt địch lấy kế: “Lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều” mà nhà Trần đã áp dụng ngay từ cuộc kháng chiến lần thứ nhất.

Nguyên nhân thắng lợi edit

Nhà Trần chuẩn bị chu đáo, có quân đội mạnh, tinh thần quyết chiến đấu cao, kinh tế vững mạnh, nhân dân đoàn kết ủng hộ, huy động cả nước đánh giặc.

Tham khảo edit

  • SGK Lịch sử 7, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019.