Lịch sử 7/Chế độ phong kiến nhà Nguyễn

Tình hình chính trị kinh tế

edit

Nhà Nguyễn lập lại chế độ phong kiến tập quyền

edit
  • Năm 1802 Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, chọn Phú Xuân làm kinh đô, niên hiệu là Gia Long, lập ra nhà Nguyễn.
  • 1806 Ông lên ngôi Hoàng Đế, củng cố chế độ quân chủ tập quyền.
  • Vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có 6 bộ.
  • Cả nước chia làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên), đứng đầu có tổng đốc hay tuần phủ.
  • Năm 1815 ban hành Luật Gia Long.
  • Quân đội gồm nhiều binh chủng, xây dựng thành trì vững chắc ở kinh đô và các trấn. Lập hệ thống trạm ngựa để chuyển tin nhanh.
  • Thuần phục nhà Thanh; “đóng cửa” không quan hệ với phương Tây.

→ Nhận xét: về đối nội siết chặt ách thống trị đối với nhân dân, đối ngoại thì đóng cửa bảo thủ.

Kinh tế – xã hội dưới thời Nguyễn.

edit

Nông nghiệp:

edit
  • Khai hoang, di dân, lập ấp nên diện tích canh tác tăng.
  • Chế độ quân điền không còn tác dụng.
  • Không chú trọng sửa đắp đê.
  • Tài chính thiếu hụt, nạn tham nhũng.
  • Diện tích canh tác tăng nhưng không mang lại kết quả thiết thực do hậu quả chiếm đoạt ruộng đất của địa chủ.

Thủ công nghiệp:

edit
  • Có điều kiện phát triển, nhà Nguyễn lập xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu; thợ giỏi sản xuất trong các xưởng của nhà nước, khai mỏ mở rộng.
  • Nghề thủ công ở thành thị và nông thôn phát triển, nhưng còn phân tán; thợ thủ công phải đóng thuế sản phẩm rất nặng.

Thương nghiệp:

edit
  • Buôn bán thuận lợi; nhiều thành thị như Hà Nội, Phú Xuân, Gia Định, Hội An, Mỹ Tho, Sa Đéc,...
  • Thuyền buôn nước ngoài mua bán hàng hóa nhưng bị hạn chế, từ chối buôn bán với phương Tây

Các cuộc nổi dậy của nhân dân

edit

Đời sống nhân dân dưới triều Nguyễn

edit

Tô thuế, phu dịch nặng nề, thiên tai, dịch bệnh, nạn đói, bị cường hào ở nông thôn bóc lột, nên đời sống nhân dân khổ cực..

Các cuộc nổi dậy chống nhà Nguyễn: khắp nơi gồm nông dân, nho sĩ, dân tộc ít người

edit

a. Khởi nghĩa nông dân Phan Bá Vành (1821 – 1827) tại Minh Giám – Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Ninh; lập căn cứ ở Trà Lũ – Nam Định.

b. Khởi nghĩa dân tộc thiểu số Nông Văn Vân (1833 – 1835) tại vùng Việt Bắc.

c. Khởi nghĩa của nho sĩ Cao Bá Quát (1854 – 1856) căm ghét chính sách cai trị của nhà Nguyễn đã cùng bạn bè tập hợp nông dân nổi dậy ở Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn Tây.

d. Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 – 1835): chiếm thành Phiên An, tự xưng là Bình Nam Đại Nguyên Soái, giết tên quan Bạch Xuân Nguyên, được nhân dân tham gia. 1835 bị đàn áp.

⇒ Nhận xét:

  • Các cuộc khởi nghĩa trên tuy rầm rộ, rộng khắp nhưng rời rạc nên dễ bị nhà Nguyễn đàn áp.
  • Thể hiện truyền thống chống áp bức, phong kiến của nhân dân ta và làm suy yếu triều Nguyễn.

Tham khảo

edit
  • SGK Lịch sử 7, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019.