Lịch sử 7/Kinh tế, văn hoá thế kỉ XVI – XVIII

Về kinh tế

edit

Kinh tế nông nghiệp

edit
  • Đàng Ngoài (Bắc Hà) sa sút, nhân dân đói khổ.
  • Đàng Trong (Nam Hà): còn đang phát triển: Đất đai màu mỡ khí hậu thuận lợi, nhà nước tổ chức khai hoang nên diện tích canh tác mở rộng, làng xóm mọc lên đông đúc, nhiều trấn mới thành lập như Trấn Biên và Phiên Trấn.
  • 1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định gồm 2 dinh Trấn Biên (Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước) và Dinh Phiên Trấn (thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tây Ninh)
  • Hình thành giai cấp địa chủ mới, chiếm đoạt ruộng đất nhưng chưa có phong trào nông dân do nông nghiệp còn đang phát triển.

Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán

edit
  • Thủ công nghiệp: Thế kỷ XVII xuất hiện nhiều làng thủ công như:
    • Dệt La Khê, Long Phượng.
    • Gốm ở Bát Tràng, Thổ Hà.
    • Rèn sắt Nho Lâm, Hiền Lương.
    • Làng làm đường mía ở Quảng Nam.
  • Thương nghiệp: buôn bán được mở rộng có chợ phiên, phố nhỏ, thị tứ, chợ làng, đô thị

→ Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển và phồn thịnh.

  • Thành thị: là trung tâm kinh tế lớn
  • Thủ công nghiệp, thương nghiệp phát triển tạo điều kiện cho sự phồn hoa và phát đạt của thành thị.
  • Đàng Ngoài: Thăng Long (Kinh kỳ, Kẻ Chợ) có 36 phố phường, Phố Hiến (Hưng Yên).
  • Đàng Trong: Thanh Hà (Thừa Thiên), Hội An (Quảng Nam), Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh)
  • Thương nhân châu Âu, châu Á buôn bán tấp nập ở Phố Hiến và Hội An, bán len dạ, đồ pha lê, mua tơ tằm, đường, trầm hương, ngà voi,...
  • Các Chúa cho họ vào buôn bán để nhờ mua vũ khí, nhưng thấy họ điều tra tình hình chính trị, xã hội phục vụ cho âm mưu xâm nhập, nên hạn chế ngoại thương, do vậy nửa sau thế kỷ XVIII Phố Hiến, Thanh Hà suy tàn, Hội An giảm sút.

Về văn hóa

edit

Tôn giáo

edit
  • Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo.
  • Nho giáo được đề cao
  • Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi
  • Hội làng ở nông thôn thường tổ chức vào các ngày lễ tết, giỗ thành hoàng,… Có tổ chức văn nghệ, thể thao, các cuộc thi,... mang lại niềm vui, thắt chặt tình đoàn kết và tinh thần yêu nước ở nông thôn.
  • Đạo Thiên Chúa theo thuyền buôn phương Tây du nhập vào nước ta năm 1533. Do không thích hợp với cách cai trị nên bị ngăn cấm.

Sự ra đời của chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latinh

edit
  • Chữ quốc ngữ do một số giáo sĩ đạo Thiên Chúa sáng tạo ở thế kỷ XVII, tuy nhiên chỉ được dùng để truyền đạo.
  • Nhân dân ta không ngừng sửa đổi, hoàn thiện chữ Quốc ngữ, nên chữ viết tiện lợi, khoa học.

Văn học – nghệ thuật dân gian thế kỷ XVI – XVIII

edit

Văn học

edit
  • Văn học chữ Nôm phát triển mạnh hơn trước: Nguyễn Bỉnh Khiêm thơ của ông ca ngợi cuộc sống trong sạch, phê phán thói đời xấu xa.
  • Đào Duy Từ là nhà văn, nhà quân sự.
  • Thiên nam Ngữ Lục bằng chữ Nôm gồm 8000 câu thơ lục bát kể lại lịch sử thời Hồng Bàng đến thời nhà Mạc.
  • Phần dân gian: truyện Nôm: Truyện Thạch Sanh, Phan Trần, Nhị Độ Mai
  • Một số truyện cười, truyện Trạng.
  • Thơ lục bát phát triển hoàn chỉnh.
  • Văn học phát triển mô tả nỗi thống khổ của nhân dân, phản ánh những bất công xã hội, bộ mặt xấu xa của bọn vua quan, và nói lên trình độ văn hóa của nhân dân.

Nghệ thuật

edit
  • Điêu khắc gỗ ở nông thôn rất phong phú như đánh vật, tượng Phật Bà nghìn mắt, nghìn tay.
  • Sân khấu có chèo, tuồng lên án kẻ gian nịnh, ca ngợi tình yêu thương con người.
  • Nghệ thuật dân gian phát triển mạnh phản ánh truyền thống cần cù, lạc quan của nhân dân lao động, là vũ khí lên án sự áp bức bóc lột, bất công trong xã hội đương thời.

Tham khảo

edit
  • SGK Lịch sử 7, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019.