Lịch sử 7/Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần

Sự phát triển kinh tế

edit

Tình hình kinh tế sau chiến tranh

edit

Nông nghiệp

edit

– Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích nên nông nghiệp được phục hồi và phát triển.

– Ruộng khai hoang mở rộng gồm ruộng công và ruộng tư, điền trang, thái ấp của quý tộc, vương hầu, ruộng của địa chủ ngày càng nhiều.

– Ruộng đất công làng xã chiếm ưu thế về diện tích, chia cho nông dân cày cấy và nộp thuế, là nguồn thu nhập chính của nhà nước.

– Cho đắp đê quai vạc từ đầu nguồn tới bờ biển.

Thủ công nghiệp

edit

– Mở rộng xưởng thủ công nhà nước, trình độ kỹ thuật được nâng cao, như dệt tơ lụa, đóng được thuyền lớn đi trên biển, chế tạo được súng.

– Hàng thủ công trong nhân dân tăng như làm gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy,...

– Thợ thủ công cùng nghề họp thành làng nghề ở nông thôn như làng gốm Bát Tràng, tại Thăng Long thành phường nghề. Trình độ kỹ thuật và mặt hàng sản xuất được thống nhất và nâng cao về chất lượng.

Buôn bán tấp nập, các chợ ra đời, buôn hàng

edit

– Trung tâm buôn bán là Thăng Long.

– Vân Đồn là nơi buôn bán với thương nhân nước ngoài.

* Nhận xét: kinh tế phát triển và phục hồi.

Tình hình xã hội thời Trần sau chiến tranh

edit

Xã hội ngày càng phân hóa:

* Tầng lớp thống trị: vua, vương hầu, quý tộc giữ chức vụ chủ chốt. Quan lại, địa chủ có nhiều ruộng tư, ngày càng phát triển.

* Tầng lớp bị trị:

– Nông dân cày ruộng công, đông đảo nhất, mất mùa bán ruộng trở thành tá điền.

– Thợ thủ công, thương nhân ngày càng đông.

– Thấp nhất là nô tì và nông nô. Nhà nước không ngăn cấm việc mua bán nô tì.

* So sánh các tầng lớp xã hội dưới thời Trần có gì khác so với thời Lý: dưới thời Trần, xã hội phân hóa sâu sắc hơn, địa chủ ngày càng đông, nông nô và nô tì ngày càng nhiều.

Sự phát triển văn hóa

edit

Đời sống văn hóa

edit

– Tín ngưỡng cổ truyền: thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc.

– Đạo Phật phát triển, chùa chiền mọc lên khắp nơi.

– Nho học mở rộng, nhà nho Chu văn An, Trương Hán Siêu.

– Nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đua thuyền, đấu vật, cuộc sống giản dị,

– Nhà cửa tuy nóc rất cao nhưng hiên thấp, áo quần đơn giản, nhân dân thường cạo trọc đầu, đi chân đất, có tinh thần thượng võ, yêu nước, quý trọng người già, trọng nghĩa khí.

Văn học

edit

– Phát triển mạnh, mang đậm tính yêu nước, niềm tự hào dân tộc do giáo dục thi cử thịnh hành và phát triển, đào tạo nhiều người giỏi, ý thức tự cường sau kháng chiến.

– Văn học chữ Hán như Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo; Phú Sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.

– Chữ Nôm có Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố làm giàu cho tiếng Việt.

Giáo dục và khoa học – kỹ thuật

edit

* Giáo dục phát triển hơn thời Lý:

– Quốc Tử Giám mở rộng, đào tạo con em quý tộc, quan lại.

– Lộ, phủ, kinh thành có trường công.

– Các kì thi quốc gia được tổ chức đều để chọn nhân tài. (Nhân tài như Mạc Đĩnh Chi được phong làm trạng nguyên 2 lần; Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An,...)

* Sử học: Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu; 1272 Đại Việt Sử Ký của Lê Văn Hưu, bộ sử đầu tiên.

* Quân sự: Binh Thư Yếu Lược của Trần Hưng Đạo

* Thiên văn có Đăng Lộ, Trần Nguyên Đán.

* Y học với Tuệ Tĩnh nghiên cứu thuốc nam.

* Chế tạo súng thần cơ và thuyền chiến có Hồ Nguyên Trừng

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc

edit

– Kiến trúc có cung Thái thượng hoàng, tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, thành Tây Đô (thành Nhà Hồ).

– Điêu khắc tượng hổ, sư tử, trâu, rồng.

– Rồng thời Trần: trau chuốt, tinh tế hơn thời Lý và thêm cặp sừng trông có vẻ uy nghiêm; rồng thời Lý mình trơn, toàn thân uốn khúc uyển chuyển như một ngọn lửa.

– Rồng thời Trần uy nghiêm hơn, chứng tỏ rằng thời Trần tính chất quyền uy của giai cấp thống trị, đứng đầu là vua phát triển cao hơn.

Tóm lại nhân dân thời Trần đã phát triển mạnh hơn thời Lý do có sự quan tâm của nhà nước; kinh tế phát triển; xã hội ổn định, lòng tự cường dân tộc sau chiến tranh.

Tham khảo

edit
  • SGK Lịch sử 7, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019.