Lịch sử 9/Các nước Đông Nam Á
Tình hình Nguyễn Chí Công trước và sau năm 1945
edit– Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á (trừ Thái Lan) là thuộc địa của các nước đế quốc thực dân phương Tây.
– Trong chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á bị phát xít Nhật chiếm đóng. Tháng 8/1945, khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh, các nước Đông Nam Á đã nổi dậy chống ách thống trị thực dân, giành chính quyền.
– Ngay sau đó, các nước đế quốc phương Tây lại tiến hành xâm lược trở lại Đông Nam Á. Nhân dân Đông Nam Á đã đứng lên đấu tranh cực kỳ gian khổ, đến những năm 40 mới giành lại được độc lập.
– Quá trình giành độc lập của các nước Đông Nam Á:
+ In-đô-nê-xi-a: ngày 17/8/1945, In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a.
+ Việt Nam: từ ngày 14 đến ngày 28/8/1945, nhân dân Việt Nam tiến hành Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước. Ngày 2/9/1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập.
+ Lào: tháng 8/1945, nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền ở nhiều nơi. Ngày 12/10/1945, Lào trở thành một vương quốc độc lập có chủ quyền.
+ Các nước Đông Nam Á khác tiếp tục giành độc lập như Phi-lip-pin (1946), Miến Điện (1948), Mã Lai (1957).
– Từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, trong bối cảnh “chiến tranh lạnh”, Mỹ can thiệp vào Đông Nam Á lập nên khối quân sự Đông Nam Á (SEATO) để đẩy lùi cách mạng ở Đông Nam Á (trong đó có Thái Lan và Phi-lip-pin tham gia vào tổ chức này). Tình hình Đông Nam Á trở nên đối đầu căng thẳng khi Mỹ tiến hành xâm lược Việt Nam và mở rộng chiến tranh sang Lào và Cam-pu-chia. Từ giữa những năm 50 của thế kỷ XX, các nước Đông Nam Á có sự phân hóa trong đường lối đối ngoại.
+ Một số nước trở thành đồng minh của Mỹ như Thái Lan, Phi-lip-pin.
+ Một số nước tiến hành đấu tranh chống Mỹ như Việt Nam – Lào – Campuchia
+ Một số nước thi hành chính sách hòa bình, trung lập, không tham gia vào những khối quân sự xâm lược của các nước đế quốc.
Sự ra đời của tổ chức ASEAN
edit* Nguyên nhân ra đời
– Sau khi giành được độc lập, đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực, nhằm cùng nhau hợp tác, phát triển.
– Để hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực, nhất là khi cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Đông Dương ngày càng không thuận lợi.
* Sự ra đời của ASEAN
– Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào tháng 8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
* Mục tiêu của ASEAN
Xây dựng những mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa các nước trong khu vực, tạo nên một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh, ASEAN là một tổ chức liên minh chính trị-kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
* Mối quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN
– Khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia kết thúc thắng lợi vào năm 1975, các quan hệ ngoại giao giữa ba nước Đông Dương và ASEAN đã được thiết lập.
– Năm 1979 do vấn đề Cam-pu-chia, nên quan hệ giữa ba nước Đông Dương với ASEAN trở nên căng thẳng và “đối đầu”.
Từ "ASEAN 6” phát triển thành “ASEAN 10”
edit– Tình hình khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh lạnh – mối quan hệ giữa các nước ASEAN với 3 nước Đông Dương đã chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại”.
– Những điều kiện cho sự mở rộng các thành viên của tổ chức ASEAN và sự gia nhập vào tổ chức này của hàng loạt các nước trong khu vực từ năm 1984 cho đến nay.
+ Năm 1984, Bru-nây trở thành thành viên thứ sau của tổ chức ASEAN.
+ Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, sau “chiến tranh lạnh” và vấn đề Cam-pu-chia đã được giải quyết, tổ chức ASEAN đã kết nạp thêm các thành viên. Việt Nam gia nhập ASEAN vào tháng 7/1995, tiếp đó kết nạp Lào, My-an-ma vào tháng 7/1997, Cam-pu-chia vào tháng 4/1999.
– ASEAN đã chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế (thành lập AFTA) và xây dựng diễn đàn khu vực.
Tham khảo
edit- SGK Lịch sử 9 – NXB Giáo dục Việt Nam, tái bản lần thứ mười lăm.