Lịch sử 9/Các nước Tây Âu

Tình hình chung

edit

– Trong thời gian Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945), nhiều nước Tây Âu đã bị các lực lượng phát xít chiếm đóng và tàn phá rất nặng nề: nhiều trung tâm công nghiệp thành phố, bến cảng, nhà máy, xí nghiệp bị tàn phá. Hàng triệu người chết, mất tích hoặc bị tàn phế. Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp giảm mạnh so với trước chiến tranh.

+ Pháp: bị thiệt hại to lớn về kinh tế. Năm 1944, sản xuất công nghiệp của Pháp giảm 38%, nông nghiệp giảm 60% so với trước chiến tranh.

+ I-ta-li-a: sản xuất công nghiệp giảm 30%, nông nghiệp chỉ đảm bảo 1/3 nhu cầu lương thực trong nước.

+ Anh: kinh tế Anh phát triển chậm sau chiến tranh, vị trí kinh tế của Anh ngày càng giảm sút.

Tháng 6/1945, nước Anh nợ tới 2 tỷ bảng Anh.

– Sau chiến tranh, để khôi phục nền kinh tế đất nước, 16 nước Tây Âu như Anh, Pháp, Tây Đức, I-ta-li-a,… đã nhận viện trợ của Mỹ theo “kế hoạch Mác-san”, kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc vào Mỹ.

– Chính sách đối nội:

+ Giai cấp tư sản cầm quyền luôn tìm cách thu hẹp các quyền tự do, dân chủ, xóa bỏ các cải cách tiến bộ, ngăn cản phong trào công nhân và phong trào dân chủ.

– Chính sách đối ngoại:

+ Nhiều nước Tây Âu đã tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược nhằm khôi phục ách thống trị đối với các thuộc địa trước đây:

  • Hà Lan trở lại xâm lược In-đô-nê-xi-a (tháng 11/1945)
  • Pháp trở lại xâm lược Đông Dương (tháng 9/1945)
  • Anh trở lại xâm lược Mã Lai (tháng 9/1945)

+ Các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ lập ra (tháng 4/1949) nhằm chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

– Nước Đức sau chiến tranh:

+ Tháng 9/1949, Nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập, nền kinh tế của Cộng hòa Liên bang Đức được phục hồi và phát triển nhanh chóng. Ở khu vực phía đông nước Đức, nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức thành lập (10/1949).

+ Từ những năm 60 và 70 của thế kỷ XX, sản xuất công nghiệp của Cộng hòa Liên bang Đức vươn lên đứng thứ 3 trong thế giới tư bản, sau Mỹ và Nhật Bản.

+ Do những biến chuyển của tình hình ở Liên Xô và Đông Âu, tháng 10/1990, Cộng hòa Dân chủ Đức đã sáp nhập vào Cộng hòa Liên bang Đức. Sau bốn thập niên bị chia cắt, nước Đức đã trở lại thống nhất.

Sự liên kết khu vực

edit

Nguyên nhân của sự liên kết

edit

– Có chung một nền văn minh, nền kinh tế không cách biệt nhau lắm và từ lâu đã liên hệ mật thiết với nhau. Sự hợp tác là cần thiết nhằm mở rộng thị trường giúp các nước Tây Âu tin cậy nhau hơn về chính trị, khắc phục những nghi kị, chia rẽ đã xảy ra nhiều lần trong lịch sử.

– Từ những năm 1950, sau khi đã phục hồi, nền kinh tế bắt đầu phát triển nhanh, các nước Tây Âu muốn thoát khỏi dần sự lệ thuộc vào Mỹ. Nếu đứng riêng lẻ, các nước Tây Âu không thể đọ sức với Mỹ, họ cần liên kết để cạnh tranh với các nước ngoài khu vực.

Quá trình hình thành và phát triển của sự liên kết

edit

Sau chiến tranh thế giới thứ hai không lâu, ở Tây Âu đã xuất hiện xu thế liên kết kinh tế khu vực. Sự liên kết này được biểu hiện:

– Tháng 4/1951, “Cộng đồng than thép châu Âu” ra đời.

– Tháng 3/1957, “Cộng đồng năng lượng nguyên tử ở Châu Âu”, sau đó là “Cộng đồng kinh tế châu Âu” (EEC) được thành lập.

– Năm 1965, ba cộng đồng trên sáp nhập lại thành Cộng đồng Châu Âu (EC).

– Hội nghị Ma-a-xto-rích (Hà Lan) tháng 12/1991 đánh dấu một cột mốc đột biến của quá trình liên kết quốc tế ở Tây Âu với hai quyết định quan trọng về kinh tế – tài chính và chính trị.

– Ngày 1/11/1993, Liên minh châu Âu (EU) ra đời.

– Ngày 1/1/1994, Cộng đồng kinh tế châu Âu mang tên mới Liên minh châu Âu (EU).

– Năm 1999, số thành viên của EU là 15 nước (thêm Áo, Phần Lan, Thụy Điển).

– Sau hơn 40 năm tồn tại, EU đã tạo ra một cộng đồng kinh tế và một thị trường chung với sức mạnh của dân số 320 triệu người có trình độ khoa học kỹ thuật cao.

– Năm 2000, các nước EU dự kiến sẽ tiến hành một liên bang nhất thể hóa châu Âu về kinh tế và chính trị.

– Năm 2004, số thành viên của EU là 25 nước.

Tham khảo

edit
  • SGK Lịch sử 9 – NXB Giáo dục Việt Nam, tái bản lần thứ mười lăm.