Lịch sử 9/Các nước châu Á

Tình hình chung

edit

– Châu Á là lục địa rộng lớn, đông dân nhất thế giới, có nhiều nguồn tài nguyên phong phú, có nhiều tôn giáo, dân tộc khác nhau.

– Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Á đều bị các nước tư bản phương Tây nô dịch, bóc lột.

– Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phần lớn các nước châu Á đã giành được độc lập.

– Sau khi giành được độc lập, nhiều nước đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế (vị trí và những thành tựu phát triển của Ấn Độ).

– Tuy nhiên, suốt nửa thế kỷ XX, tình hình châu Á không ổn định vì những cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc, hoặc những cuộc xung đột tranh chấp biên giới lãnh thổ.

Trung Quốc

edit

Trung Quốc là một quốc gia lớn ở châu Á với diện tích rộng trên 9, 5 triệu km² và dân số gần 1,3 tỉ người (2002)

Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

edit

Cuộc nội chiến

edit

– Sau khi kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống quân phiệt Nhật, ở Trung Quốc đã diễn ra cuộc nội chiến giữa Quốc Dân Đảng và Đảng Cộng sản. Cuộc nội chiến kéo dài hơn 3 năm (1946 – 1949).

+ Ngày 20/7/1946, Tưởng Giới Thạch phát động cuộc chiến tranh chống Đảng Cộng sản.

+ Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947, Quân giải phóng thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực. Sau giai đoạn này, Quân giải phóng chuyển sang phản công, tiến quân vào các vùng do Quốc Dân Đảng kiểm soát.

+ Cuối năm 1949, cuộc nội chiến kết thúc, toàn bộ lục địa Trung Quốc được giải phóng. Tập đoàn Tưởng Giới Thạch thất bại, phải tháo chạy ra Đài Loan.

– Ngày 1/10/1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức được thành lập, đứng đầu là Mao Trạch Đông.

Ý nghĩa

edit

– Thắng lợi này đã chấm dứt hơn 100 năm nô dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến.

– Đưa nước Trung Hoa bước vào kỷ nguyên độc lập, tự do và tiến lên chủ nghĩa xã hội.

– Ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

– Hệ thống xã hội chủ nghĩa đã được nối liền từ châu Âu sang châu Á.

Mười năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959)

edit

– Từ năm 1949 đến năm 1959, Trung Quốc bước vào thời kỳ xây dựng, nhiệm vụ hàng đầu của nhân dân Trung Quốc là đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục.

– Từ năm 1953, Trung Quốc thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên (1953 – 1957). Nhờ nỗ lực lao động của toàn dân và sự giúp đỡ của Liên Xô, kế hoạch 5 năm hoàn thành thắng lợi. Bộ mặt đất nước Trung Quốc có nhiều thay đổi rõ rệt.

– Sau 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949 – 1959), nền kinh tế, văn hóa, giáo dục Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

– Về đối ngoại: Thi hành chính sách đối ngoại tích cực nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy phong trào cách mạng thế giới. Ngày 18/1/1950, Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam.

Đất nước Trung Quốc trong thời kỳ biến động (1959 – 1978)

edit

– Năm 1959, Trung Quốc thực hiện đường lối “3 ngọn cờ hồng”, đường lối chung, Đại nhảy vọt, Công xã nhân dân.

+ Đường lối chung là “dốc hết sức lực vươn lên xây dựng chủ nghĩa xã hội nhiều, nhanh, tốt, rẻ”. (Đại hội lần thứ VIII Đảng Cộng sản Trung Quốc – 1958).

+ Đại nhảy vọt: phong trào “toàn dân làm gang thép”, để trong thời gian 15 năm, Trung Quốc sẽ vượt Anh về sản lượng thép và những sản phẩm công nghiệp khác (như Chủ tịch Mao Trạch Đông tuyên bố vào cuối năm 1957).

+ Công xã nhân dân: một hình thức tổ chức liên hiệp nhiều hợp tác xã nông nghiệp cấp cao ở Trung Quốc giai đoạn này. Về phương diện kinh tế, công xã nhân dân là một đơn vị sở hữu, thống nhất quản lý sản xuất, điều hành lao động, phân phối sản phẩm. Hậu quả làm cho nền kinh tế lâm vào tình trạng hỗn loạn, đời sống nhân dân điêu đứng.

– Trong trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra những bất đồng về đường lối, tranh chấp về quyền lực. Đỉnh cao của tranh giành quyền lực là cuộc “Đại cách mạng văn hóa vô sản”. Điều này đã gây ra thảm họa nghiêm trọng cho đất nước và người dân Trung Quốc.

Công cuộc cải cách, mở cửa (từ năm 1978 đến nay)

edit

– Tháng 12/1987, Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra đường lối đổi mới đất nước.

– Đường lối đổi mới: Chủ trương xây dựng chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc, lấy phát triển kinh tế là trung tâm, thực hiện cải cách và mở cửa nhằm mục tiêu hiện đại hóa đất nước, để Trung Quốc trở thành quốc gia giàu mạnh, văn minh.

– Về đối ngoại: Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới, góp sức giải quyết các vụ tranh chấp quốc tế.

Thành tựu của công cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc từ cuối năm 1978 đến nay

edit

– Sau công cuộc cải cách và mở cửa, nền kinh tế Trung Quốc phát triển nhanh, đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.

– Tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới: Tổng sản phẩm trong nước GDP trung bình hàng năm tăng 9,8% đạt giá trị 7.974,8 tỷ nhân dân tệ, đứng hàng thứ 7 thế giới.

– Tổng giá trị xuất nhập khẩu năm 1997 là 325,06 tỷ USD. Cũng tính đến năm 1997, các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào Trung Quốc hơn 521 tỷ USD và 145 nghìn doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động ở Trung Quốc.

– Từ năm 1978 đến năm 1997, thu nhập bình quân tính theo đầu người ở nông thôn tăng từ 133,6 lên 2090,1 nhân dân tệ; ở thành phố từ 343,4 lên 5160,3 nhân dân tệ.

– Ý nghĩa của những thành tựu đó:

+ Tình hình chính trị xã hội Trung Quốc đang ổn định

+ Địa vị trên trường quốc tế của Trung Quốc được nâng cao.

+ Tạo điều kiện cho sự hội nhập của Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực đối với các nước trên thế giới và ngược lại, sự hội nhập của nền kinh tế văn hóa, khoa học kỹ thuật, thương mại của thế giới đối với thị trường rộng lớn đầy tiềm năng như Trung Quốc.

Tham khảo

edit
  • SGK Lịch sử 9 – NXB Giáo dục Việt Nam, tái bản lần thứ mười lăm.