Lịch sử 9/Các nước châu Phi

Tình hình chung edit

Những nhân tố thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi edit

– Sự kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai cũng như những thay đổi về tình hình quốc tế sau chiến tranh có tác dụng thúc đẩy phong trào độc lập dân tộc tại châu Phi.

– Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân châu Phi.

– Thắng lợi của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt Nam và Trung Quốc đã cổ vũ các cuộc đấu tranh của nhân dân châu Phi.

Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đã diễn ra sôi nổi trên lục địa này.

Quá trình đấu tranh giành độc lập edit

– Trước chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Phi đều là thuộc địa của tư bản phương Tây.

– Sau chiến tranh, phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân đòi độc lập diễn ra sôi nổi.

+ Khởi đầu là phong trào đấu tranh của nhân dân ở Bắc Phi. Cuộc binh biến ở Ai Cập (7/1952), cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 8 năm của nhân dân An-giê-ri (1954 – 1962)

+ Tiếp theo là phong trào đấu tranh của nhân dân ở khắp châu Phi. Cuộc binh biến ở Ai Cập (7/1952), cuộc đấu tranh vũ trang kéo dài 8 năm của nhân dân An-giê-ri (1954 – 1962).

– Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” với 17 nước tuyên bố độc lập, năm 1975, hệ thống thuộc địa của Bồ Đầu Nha tan rã, ra đời các quốc gia độc lập Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích,… và việc thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) ở Cộng hòa Nam Phi (1993).

Công cuộc xây dựng đất nước edit

– Sau khi giành được độc lập, các nước châu Phi bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước, nhưng chưa thay đổi được tình trạng đói nghèo, lạc hậu.

– Từ cuối những năm 8, tình hình châu Phi ngày càng khó khăn và không ổn định như: xung đột, nội chiến, đói nghèo, nợ nần và bệnh tật,… có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đó, những chia rẽ và xung đột, nội chiến đã và đang làm cho các nước châu Phi ngày càng khó khăn, lâm vào những thảm họa đau thương (sự tàn phá của chiến tranh, sản xuất đình đốn, dịch bệnh, chết chóc, chi phí lớn cho mua sắm vũ khí và nhu cầu quân sự).

– Đã hình thành tổ chức khu vực là Tổ chức thống nhất châu Phi, nay gọi là Liên minh châu Phi.

Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Cộng hòa Nam Phi edit

Nguyên nhân edit

– Năm 1961, Liên bang Nam Phi rút ra khỏi khối Liên hợp Anh và tuyên bố là nước Cộng hòa Nam Phi. Trên thực tế, đa số người da đen ở đất nước này vẫn sống cơ cực, tủi nhục dưới chế độ phân biệt chủng tộc A-pác-thai của chính quyền thực dân da trắng.

– Thực dân da trắng đã thi hành chính sách phân biệt chủng tộc (gọi là chủ nghĩa A-pác-thai) trong hơn ba thế kỉ ở Nam Phi.

Phong trào đấu tranh edit

– Dưới sự lãnh đạo của tổ chức “Đại hội dân tộc Phi” (ANC), người dân da đen đã bền bỉ đấu tranh đòi thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc, cộng đồng quốc tế đã ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân da đen. Tháng 12/1993, chính quyền của người da trắng tuyên bố bãi bỏ chế độ A-pác-thai, trả tự do cho lãnh tụ ANC Man-đê-la sau 27 năm bị cầm tù. Tổ chức ANC và Đảng Cộng sản Nam Phi được thừa nhận là tổ chức hợp pháp.

– Tháng 4/1994, sau cuộc bầu cử đa chủng tộc đầu tiên ở Nam Phi, Man-đê-la đã trở thành tổng thống người da đen đầu tiên ở nước này.

– Chính quyền mới ở Nam Phi đã đưa ra Chiến lược kinh tế vĩ mô để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen.

Ý nghĩa của phong trào edit

– Chế độ phân biệt chủng tộc đã xóa bỏ ngay tại sào huyệt cuối cùng sau hơn ba thế kỉ tồn tại. Đất nước Nam Phi bước vào thời kì phát triển mới.

– Sau khi xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc, Chính phủ mới ở Nam Phi đã đưa ra chiến lược kinh tế vĩ môn (tháng 6/1996), nhằm phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện mức sống của người da đen và xóa bỏ sự yếu kém về kinh tế còn tồn tại đối với người da đen.

Tham khảo edit

  • SGK Lịch sử 9 – NXB Giáo dục Việt Nam, tái bản lần thứ mười lăm.