Lịch sử hình thành và phát triển Hồi giáo
Muhammad và Hồi giáo
editVị giáo chủ sáng lập đạo Hồi là Muhammad, sinh năm 570 tại thành phố Mecca, thủ đô của xứ Saudi Arabia ngày nay. Sau 23 năm viết sách Thánh Kinh Koran và thuyết giảng về đạo Islam, ông qua đời tại thành phố Medina, cách Mecca khoảng 40 miles về phía Bắc, hưởng thọ 62 tuổi.
Cuộc đời của Muhammad đã bắt đầu từ 30 năm cuối thế kỷ 6 và bắt cầu 32 năm sau qua thế kỷ 7. Tất cả những gì ảnh hưởng đến cuộc đời của Muhammad đều in dấu ấn trong thế giới đạo Hồi ngày nay. Vì vậy chúng ta cần phải tìm hiểu bối cảnh lịch sử của xã hội Ả Rập trong cả hai thế kỷ 6 và 7.
Khác với Kinh Thánh Cựu Ước Do Thái là một tập truyện, Kinh Thánh Koran gần như một cuốn nhật ký. Đọc Kinh Koran, người ta sẽ thấy rất nhiều nét đặc thù của đời sống du mục Ả Rập, các sinh hoạt thương mại của dân Mecca, các phong tục tập quán và tín ngưỡng cổ truyền của người Ả Rập, các cuộc chiến tranh của đế quốc Ki Tô Giáo Byzantine, đế quốc Hỏa Giáo Ba Tư v.v...
Tất cả đều được Muhammad phản ảnh trong kinh Koran. Do đó, khi đọc kinh Koran, chúng ta rất dễ dàng kiểm chứng các sự kiện bằng cách đối chiếu với lịch sử. Ngược lại, sự nghiên cứu lịch sử về bối cảnh bán đảo Ả Rập trong thế kỷ 6 và 7 sẽ giúp chúng ta hiểu biết rõ ràng hơn về Muhammad cũng như về đạo Islam.
Địa lý
editBán đảo Ả Rập là một hình chữ nhật chiều dài 1200 miles, rộng 900 miles. Diện tích trên một triệu dặm vuông, lớn bằng 1/3 Hoa Kỳ hoặc bằng 8 lần diện tích Việt Nam. Sở dĩ vùng này được gọi là bán đảo vì nó được bao bọc ba phía bởi biển hoặc đại dương: Đông giáp Vịnh Ba Tư, Nam giáp Ấn Độ Dương và phía Tây giáp Hồng Hải (Biển Đỏ). Phía Bắc của bán đảo này là vùng sa mạc hoang vu chạy dài tới biên giới Syria và Palestine. Người ta gọi nó là sa mạc Syro-Arabia vì nó ở giữa hai nước Ả Rập và Syria. Đi băng qua sa mạc này bằng đường bộ là một điều nguy hiểm nếu không dự trữ đủ nước uống. Khách lữ hành phải đi những quãng đường rất xa mới gặp được một ốc đảo (oasis). Các ốc đảo trong sa mạc được tạo thành do những hồ nước ngầm ở dưới mặt đất (underground pools). Khí hậu sa mạc rất khô, thường chỉ có mưa vào mùa xuân. Vùng có mưa nhiều nhất là miền cực nam bán đảo Ả Rập, tức nước Yemen ngày nay.
Cư dân
editBán đảo Ả Rập ngày nay được chia thành nhiều quốc gia: Nước lớn nhất là Saudi Arabia 757 ngàn dặm vuông, 23 triệu dân. Yemen 203 ngàn dặm vuông, 10 triệu dân. Oman 2.5 triệu dân, Cộng Hòa Ả Rập Emirates 2.3 triệu dân và Quatar 1 triệu dân. Đa số dân Ả Rập là con cháu xa xưa của giống người ở Địa Trung Hải và miền núi Alpes ở Âu Châu. Về phương diện chủng tộc, người Ả Rập được xếp vào chủng tộc da trắng (Whites) như người Âu. Hầu hết người Ả Rập thời xưa sinh sống bằng nghề du mục. Do đó, chính họ đã tự đặt tên cho chủng tộc của mình là Arab có nghĩa là du mục (Arab means Nomad).
Người Ả Rập và Do Thái thù ghét nhau là do sự kỳ thị tôn giáo, sự thật Ả Rập và Do Thái đều cùng một chủng tộc. Theo Thánh Kinh Cựu Ước Do Thái thì sau cơn đại hồng thủy, cả nhân loại chết hết, chỉ còn lại một gia đình của ông Noah sống sót mà thôi. Con trai lớn của ông Noah là Shem trở thành tổ tiên của các giống dân Do Thái và Ả Rập. Do đó, phát sinh danh từ "Semites" để gọi chung Do Thái và Ả Rập. Semites có nghĩa là "con cháu của Shem" (Semites: Descendants of Shem).
Mới đây, một số nhà khoa học về nhân chủng đã làm một cuộc thử nghiệm DNA trên nhiều người Do Thái và nhiều người Ả Rập tại Iraq, Arabia, Yemen và Syria. Họ công bố kết quả thử nghiệm đã xác nhận người Do Thái và các giống dân Ả Rập đều cùng chung một mẫu DNA, tức cùng chung một nguồn gốc tổ tiên. Chẳng những vậy, họ đều có chung một nguồn gốc văn hóa từ Babylon. Ngôn ngữ cổ của Babylon là Sumerian, ngôn ngữ cổ Do Thái là Hebrew và ngôn ngữ Arabic đều có nhiều nét tương đồng. Ngôn ngữ của Muhammad và của Kinh Koran là ngôn ngữ Ả Rập (Arabic) hiện là ngôn ngữ chính của 250 triệu người thuộc nhiều quốc gia ở Trung Đông.
Chính Trị và Tôn Giáo
editTrong thế kỷ 6 và nửa đầu thế kỷ 7, toàn vùng Trung Đông bị chia thành hai miền đặt dưới sự khống chế của hai đế quốc: Đế quốc Ba Tư làm chủ miền đông gồm có Iran, Iraq, Syria và Arabia. Trong thời gian này, đế quốc Ba Tư chọn Hỏa Giáo (Zoroastrianism) làm quốc giáo và chọn Ctesiphon làm thủ đô. Đế quốc Byzantine làm chủ miền tây gồm có Hy Lạp, Do Thái, Palestine, Ai Cập và vùng Địa Trung Hải. Đế quốc Byzantine chọn Ki Tô Giáo làm quốc giáo và chọn Constantinople (nay là Istambul) làm thủ đô.
Hai đế quốc Ba Tư và Byzantine đánh nhau liên miên từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 7, ròng rã 500 năm. Từ đầu thế kỷ 4, đế quốc Byzantine đổi tên Ki Tô Giáo thành "Công Giáo", tiếng Hy Lạp Katholikos có nghĩa là tôn giáo hoàn vũ (Universal Religion). Rất nhiều người Ả Rập trong vùng kiểm soát của đế quốc Byzantine theo đạo Công Giáo. Tất cả những người này thuộc quyền cai quản của Giáo Hội Syria (Syriac Church). Đến giữa thế kỷ 6, đế quốc Công Giáo Byzantine chinh phục được vua xứ Abyssinia (tức là Ethiopia ngày nay) theo đạo và cho nhiều đoàn truyền giáo xâm nhập Yemen ở cực nam bán đảo Ả Rập.
Đế quốc Ba Tư thấy rõ âm mưu của Byzantine nên tìm cách nâng đỡ mọi người Do Thái và những người Ả Rập theo đạo Do Thái nắm chính quyền tại bán đảo Ả Rập. Năm 510 (tức 60 năm trước khi Muhammad sinh ra) với sự yểm trợ của đế quốc Ba Tư, một người Ả Rập theo đạo Do Thái là Yusuf Asai đã thống lãnh các bộ lạc Ả Rập và lên ngôi vua cai trị toàn bán đảo Ả Rập.
Đến năm 525, đế quốc Byzantine yểm trợ cho vua Công Giáo xứ Abyssinia đem quân xâm chiếm bán đảo Ả Rập. Vua Yusuf Asai chống cự không nổi phải bỏ chạy, cuối cùng nhà vua nhảy xuống biển tự tử. Từ đó, bán đảo Ả Rập thành thuộc địa của Abyssinia và Ki Tô Giáo thành quốc giáo tại xứ này.
Năm 570, người Ả Rập cầu cứu hoàng đế Ba Tư đem quân đánh đuổi quân Ki Tô Giáo Abyssinia. Đế quốc Ba Tư chiến thắng và biến bán đảo Ả Rập thành một tỉnh của đế quốc. Cũng từ đó, Hỏa Giáo của Ba Tư được truyền bá rộng rãi trong dân chúng Ả Rập.