Lịch sử hình thành và phát triển Kinh Dịch
Các công trình khoa học này được giúp đỡ rất nhiều bởi phát hiện trong những năm 1970 của các nhà khảo cổ học Trung Quốc về các ngôi mộ cổ còn gần như nguyên vẹn từ thời nhà Hán ở Mã Vương Đôi (馬王堆) gần Trường Sa, tỉnh Hồ Nam. Một trong các ngôi mộ chứa bản Kinh dịch gần như còn hoàn hảo vào khoảng thế kỷ II TCN, Đạo Đức Kinh và các tác phẩm khác, nói chung rất giống với những bản còn tồn tại đến ngày nay tuy có một số sai biệt đáng kể. Tuy đa phần các văn bản và học giả xưa này đều cho rằng Kinh Dịch là sản phẩm của nền văn hóa Hoa Hạ tại Trung Quốc
Kinh dịch
edit- Kinh dịch được cho là có nguồn gốc từ huyền thoại Phục hy (伏羲 Fú Xī) một trong Tam hoàng của Trung Hoa thời thượng cổ (khoảng 2852-2738 TCN, theo huyền thoại), được cho người sáng tạo ra Bát quái (八卦 bā gùa) là tổ hợp của Ba hào được gọi là Phục hy Bát quái
- Dưới triều vua Vũ (禹 Yǔ) nhà Hạ, vua Hạ vũ đem quẻ nọ chồng lên quẻ kia, thành ra sáu mươi tư cái sáu vạch, gọi là Sáu mươi tư quẻ (tức là Quẻ kép) được ghi chép lại trong kinh Liên Sơn (連山 Lián Shān) được gọi là Liên sơn dịch. Liên Sơn, có nghĩa là "các dãy núi liên tiếp" trong tiếng Hoa, bắt đầu bằng quẻ Thuần Cấn (艮 gèn) (núi), với nội quái và ngoại quái đều là Cấn (tức hai ngọn núi liên tiếp nhau) hay là Tiên thiên Bát quái.
- Sau khi nhà Hạ bị Nhà Thương thay thế, Vua Thành thang suy diễn các Quẻ sáu hào để tạo thành Quy Tàng (歸藏 Gūi Cáng; còn gọi là Quy tàng dịch, và quẻ Thuần Khôn (坤 kūn) trở thành quẻ đầu tiên. Trong Quy Tàng, đất (Khôn) được coi như là quẻ đầu tiên.
- Văn vương Nhà Chu soạn Chu dịch từ Kinh dịch và Dịch truyện
Ba sách Liên sơn dịch, Quy tàng dịch và Chu dịch được gọi là Tam dịch . Cho đến nay, Chỉ còn lại Chu dịch . Liên sơn dịch và Qua tàng dịch đã thất truyền
Diển nghỉa
edit- Vào thời kỳ cuối của nhà Thương, vua Văn Vương nhà Chu diễn giải quẻ (gọi là thoán hay soán) và khám phá ra là quẻ Thuần Càn (乾 qián) (trời) biểu lộ sự ra đời của nhà Chu. Sau đó ông miêu tả lại các quẻ theo bản chất tự nhiên của chúng trong Thoán Từ (卦辭 guà cí) và quẻ Thuần Càn trở thành quẻ đầu tiên. Hậu Thiên Bát Quái ra đời.
- Khi vua Chu Vũ Vương (con vua Văn Vương) tiêu diệt nhà Thương, em ông là Chu Công Đán tạo ra Hào Từ (爻辭 yáo cí), để giải thích dễ hiểu hơn ý nghĩa của mỗi hào trong mỗi quẻ. Tính triết học của nó ảnh hưởng mạnh đến chính quyền và văn học thời nhà Chu (khoảng 1122-256 TCN).
- Muộn hơn, trong thời kỳ Xuân Thu (khoảng 722-481 TCN), Khổng Tử đã viết Thập dực (十翼 shí yì), để chú giải Kinh Dịch. Ông nói "Nếu trời để cho ta sống thêm mươi năm nữa thì ta sẽ đọc thông Kinh Dịch. Năm mươi tuổi mới học Kinh Dịch cũng có thể không mắc phải sai lầm lớn."
- Vào thời Hán Vũ Đế (漢武帝 Hàn Wǔ Dì) của nhà Tây Hán (khoảng 200 TCN), Thập dực được gọi là Dịch truyện (易傳 yì zhùan), và cùng với Kinh Dịch nó tạo thành Chu Dịch (周易 zhōu yì).