Mở rộng lãnh thổ nhà Hán

Mở rộng lãnh thổ

edit

Người Tây Nam Di và Đông Nam Di

edit

Tây Hán chinh phạt các tộc người Tây Nam Di và Đông Nam Di (phía tây và tây nam Tứ Xuyên, nam Cam Túc, tây Quý Châu, Vân Nam) đặt các quận Kiện Vi (năm 135 TCN), Tường Kha (Quý Châu), Việt Tê (Tứ Xuyên), Thẩm Lê (Tứ Xuyên), Văn Sơn (Tứ Xuyên) Võ Đô (Cam Túc), đánh Điền quốc đặt quận Ích Châu (Vân Nam) năm 109 TCN.

Để mở rộng quan hệ thương mại mới hình thành với Miến ĐiệnẤn Độ, Hán Vũ Đế còn giao cho Đường Mông nhiệm vụ bảo trì và mở rộng Ngũ xích đạo, đổi tên nó thành "Tây nam Di đạo". Vào thời gian đó, kỹ thuật canh tác trong nông nghiệp ở Vân Nam đã được cải thiện rõ rệt. Người dân địa phương sử dụng các công cụ và cày bừa bằng đồng thau cũng như chăn thả nhiều loại gia súc, như trâu, , ngựa, cừu, , lợnchó. Các nhà nhân loại học đã xác định là những người này có quan hệ họ hàng gần với những người mà ngày nay gọi là người Thái. Họ sinh sống theo bộ tộc, đôi khi được những người Hán bị lưu đày đứng đầu.

Nước Dạ Lang

edit

Đầu đời nhà Hán có một nước Miêu ở về phía nam tên gọi là Dạ Lang chiếm một phần tỉnh Quảng Tây và phần lớn tỉnh Quý Châu hiện nay. Nước Dạ Lang giáp quận Ba Thục và một mặt thì giáp hồ Động Đình về phía tây giáp nước Điền của người Lô Lô miền Tây tỉnh Vân Nam bấy giờ, phía đông hồ Vân Nam. Nước cổ Dạ Lang từng phồn thịnh hàng trăm năm trên cao nguyên Quý Châu.

Thế kỷ thứ 2 TCN, nhà sử học Tư Mã Thiên đi theo sứ giả của nhà Hán đến thực thi sứ mệnh ngoại giao tại các chính quyền dân tộc thiểu số ở miền Tây Nam Trung Hoa. Trong " Sử ký -Tây Nam Di Chí" của Tư Mã Thiên ghi lại rằng, trong các bộ tộc Tây Nam, Dạ Lang có thế lực hùng mạnh nhất, có 100 nghìn lực lượng tinh nhuệ, tàu bè của người Dạ Lang đi lại trên mặt sông, quanh cảnh hết sức tấp nập. Lúc đó Đại Hán thống trị phần lớn khu vực Trung Nguyên, Dạ Lang nằm trong miền núi xa xôi hẻo lánh.

Năm 136 TCN, Hán Vũ Đế cử Đường Mông làm Lang trung tướng dẫn 1000 binh sĩ và mấy vạn dân đem theo lương thực và công cụ sản xuất xuất phát từ Ba quận vượt qua Phù Quan (Hợp Giang, Tứ Xuyên) đến Dạ Lang. Đường Mông tuyên truyền với Dạ Lang hầu Đa Đồng về sức mạnh của Hán triều, ban tặng của cải để Dạ Lang hầu cho phép Đường Mông đặt cơ quan quản lý ở đó và cử con trai Dạ Lang hầu làm Lệnh (tương đương huyện lệnh).

Năm 130 TCN, Hán Vũ Đế xuống lệnh đặt thành quận cả khu vực nói trên và chọn Bậc đạo (An biên trường tây nam thành phố Nghi tân, Tứ xuyên) làm quận lỵ rồi phát động quân sĩ 2 quận Ba Thục tiến hành việc mở đường từ Bậc đạo thông đến sông Tường Kha. Người đất ThụcTư Mã Tương Như lại dâng thư yêu cầu đặt quận huyện tại Cùng (vùng thành phố Tây Xương, Tứ Xuyên), Trách (vùng huyện Diêm Nguyên, Tứ Xuyên) thuộc Tây Di. Tư Mã Tương Như được Vũ đế cử làm Trung lang tướng. Tư Mã Tương Như tuyên truyền với các thủ lĩnh dân tộc thiểu số tại địa phương được họ đồng ý cho nhà Hán đặt tại khu vực đó mười mấy huyện và 1 đô úy trực thuộc Thục quận.

Sau khi tiêu diệt Nam Việt, nhà Hán cho 8 hiệu úy chỉ huy các tội nhân tấn công Thả Lan (vùng phía tây nam huyện Hoàng Bình, Quý Châu) giết chết mấy vạn người, đặt tại khu vực Nam Di này quận Tường Kha. Dạ Lang hầu thấy Nam Việt bị tiêu diệt liền quy thuận nhà Hán được Vũ đế phong làm Dạ Lang vương.

Nước Dạ Lang đã quy phục nhà Hán năm 111 TCN và gọi là quận Kiện Vi. Sau này quận đó chia làm hai, quận Kiện Vi ở phía bắc và quận Thương Ngô ở về phía nam. Quận Kiện Vi phía bắc và phía tây giáp sông Dương Tử giang ngăn quận Kiện vi với quận Ba. Còn quận Thương Ngô thì phía bắc giáp quận Kiên Vi, phía tây giáp quận Tấn Ninh tức là nước Điền cũ, phía đông bắc giáp quận Vũ Lăng tức là quận Kiến Trung đời nhà Tấn. Ở đó có hồ Động Đình.

Tây Vực

edit

Thời kỳ Hán Quang Vũ Đế, nhiều nước ở Tây Vực nghĩ rằng thà chịu lệ thuộc Hán ở xa còn hơn là lệ thuộc Hung Nô ở gần, nên xin Quang Vũ Đế bảo hộ. Quang Vũ Đế không nhận vì không đủ quân đưa đi Tây Vực.

Hán Minh Đế lại phái Ban Siêu đi thông sứ các nước Tây Vực.

Ban Siêu người đất Bình Lăng, cha là Ban Bưu, anh cả là Ban Cố nhà sử gia nổi tiếng, em gái là Ban Chiêu, đều là những người học vấn uyên thâm nổi tiếng một thời. Siêu cũng có óc mạo hiểm như Trương Khiên, đến nước Thiện Thiện thuyết phục vua nước đó bỏ Hung Nô mà liên kết với Hán.

Mới đầu Vua Thiện Thiện tiếp ông rất lễ độ, trong khi đó, một phái đoàn của Hung Nô cũng tới, vua Thiện Thiện thay đổi thái độ, lơ là phái đoàn Hán. Ban Siêu cả gan dùng thuật vào hang cọp để bắt cọp con, nửa đêm sai mười người núp sau nhà của phái đoàn Hung Nô, người nào cũng cầm trống; còn 26 người nữa, núp ở phía trước nhà, rồi một mình ông tiến vào đốt nhà. Đêm đó có cơn dông, lửa bốc cao, bọn mười người phía sau đập trống vang trời, phái đoàn Hung Nô hoảng hốt, chạy ra phía trước, bị người Hán bắn chết một phần, phần còn lại chết cháy. Vua Thiện Thiện thấy vậy, vội thề kết thân với Hán. Chưa thấy phái đoàn ngoại giao nào dùng thuật kì dị như vậy.

Sau đó, Ban Siêu tới nước Vu Điền (Khetan) giết một mụ phù thủy quân sư của Nhà vua vì mụ dám nhục mạ sứ giả của nhà Hán, đòi sứ giả phải giết một con ngựa vàng mõm đen rồi hai bên mới thương thuyết. Vua Vu Điền thấy vậy cũng hoảng như Vua Thiện Thiện và vội xin qui phục nhà Hán, giết hết các sứ giả Hung Nô ở trong nước.

Nhờ phương pháp đó mà Ban Siêu thành công mĩ mãn: Nam Hung Nô và trên 50 nước nhỏ ở Tây Vực đều dâng biểu triều cống với nhà Hán. Còn Bắc Hung Nô thì bị Đậu Hiến đánh đuổi qua phía tây. Năm 69 tuổi, sau 30 năm hoạt động ở Tây Vực, Ban Siêu về nước, được Triều đình phong tước Định Viễn hầu, nghỉ được một năm rồi chết năm 102 (đời Hòa Đế).

Năm 74, sau khi đánh bại Hung Nô, một cơ quan quản lý người Hung nô được lập ra gọi là Tây Vực Đô hộ phủ và bị triệt thoái năm 107. Nhà Đông Hán đặt chức Hiệu úy Mậu Kỷ là chức quan võ cao cấp trông coi và giữ gìn vùng Tây Vực. Sau khi Ban Siêu về nước người kế nhiệm là Nhâm Thượng không tiếp thu kinh nghiệm của ông nên dẫn đến sai lầm trong việc cai trị.

Năm 107, Tây Vực Đô hộ phủ phải triệt thoái. Quân tư mã Ban DũngBan Hùng phụng mệnh Nhà vua đón tiếp đô hộ và binh sĩ trú đóng ở Tây Vực trở về. Việc nhà Đông Hán triệt thoái Tây Vực Đô hộ phủ tạo cơ hội cho lực lượng tàn dư của Bắc Hung Nô tại núi Antai nổi dậy chiếm lĩnh Y Ngô, cướp bóc vùng Hà Tây. Một số nước Tây Vực lại đề nghị nhà Đông Hán bảo hộ. Đặng Thái hậu đang chấp chính liền triệu kiến Ban Dũng và chấp nhận kiến nghị khôi phục Tây Vực của ông. Năm 123, Ban Dũng được cử làm Tây Vực Trưởng Lại, đóng ở Liễu Trung (tây nam huyện Thiện Thiện). Chức năng của phủ Trưởng sử cũng giống như của Đô hộ phủ. Ban Dũng đẩy lui tàn dư của Bắc Hung Nô, khôi phục sự thống trị của nhà Đông Hán tại Tây Vực. Ban Dũng thiết lập các đồn điền quân sự phía tây và đưa người Hán đến định cư. Tuy nhiên so với thời Tây Hán thì không mạnh bằng. Cuối đời Đông Hán, nhà Hán không còn đủ sức mạnh để khống chế Tây Vực nữa, phủ Trưởng sử không còn tồn tại.

Cuốn "Tây Vực trường sử" (Sử vùng Tây Vực) do Ban Dũng thực hiện một thời gian ngắn sau năm 127, dựa trên một phần những ghi chép của cha ông là Ban Siêu, là nguồn tư liệu chính về văn hóa và kinh tế xã hội của Tây Vực trong tập 88 cuốn sách này.

Nhà Đông Hán còn giữ được uy quyền ở Tây Vực trong một thời gian nữa, rồi khi suy nhược vì nạn ngoại thích và hoạn quan thì không kiểm soát được miền đó nữa. Nhưng công của những nhà thám hiểm như Ban Siêu, Ban Dũng không phải là vô ích. Nhờ những người đó mà Trung Hoa đã làm chủ và khai hóa được một miền rộng ở châu Á.

Đất Cùng, Trách

edit

Quân Hán lại giết chết các thủ lĩnh của Cùng làm cho Trách hầu và Nhiễm Manh sợ hãi xin thần phục, bằng lòng cho nhà Hán đặt quận Việt Tê tại kinh đô của Cùng, đặt quận Thẩm Lê tại kinh đô của Trách, đặt quận Văn Sơn tại Nhiễm Manh (phía bắc huyện Mậu Văn, Tứ Xuyên) còn ở Bạch Mã thì đặt quận Võ Đô.

Đất Điền

edit

Vũ đế phái Vương Thiên Vũ đến đất Điền tuyên truyền sức mạnh của quân Hán nhưng Điền Vương ỷ có mấy vạn binh sĩ lại có những bộ tộc cùng họ ở phía đông bắc là Lao Thâm, Mạc My ủng hộ nên không chịu quy phục. Năm 109 TCN, Vũ đế điều động quân Ba Thục tấn công tiêu diệt Lao Thâm, Mạc My xua quân tiến sát đất Điền. Điền vương xin đầu hàng, nhà Hán giao quyền cho tướng Quách Xương đặt quận Ích châu với 24 huyện trực thuộc. Nơi đặt trụ sở của quận này là huyện Điền Trì (ngày nay là Tấn Ninh). Về sau lại hàng phục được Côn Minh sáp nhập vùng này vào quận Ích châu.

Biên cương nhà Hán mở rộng đến tận núi Cao Lê Cống và núi Ai Lao ngày nay, đồng thời có sự qua lại với người Ai Lao sống ở khu vực sông Lan thương và vùng đông bắc của Miến Điện. Tuy nhiên một số nơi có quá ít người sinh sống nên cuối đời Vũ đế xóa bỏ quận Thẩm lê, năm 67 TCN đời Tuyên đế xóa bỏ quận Văn Sơn. Lãnh thổ 2 quận này được nhập vào Thục quận.