Năm trụ cột Hồi giáo

Cũng như các tôn giáo đôc thần khác, đạo Hồi có những nghi lễ tôn giáo riêng biệt được giáo hội qui định để các tín đồ tuân hành một cách nghiêm túc và đồng nhất trong việc tôn thờ Thiên Chúa cũng như trong việc chấp hành luật đạo. Khi thực hiện các nghi lễ này, đạo Hồi buộc tín đồ phải tập trung chú ý (intention) và phải hết sức chân thành (full sincerity). Nếu thiếu một trong hai điều kiện này thì mọi nghi lễ sẽ bị coi là vô ích.

  1. Tuyên đọc câu Kalimah Sahadah Ash Ha Du Allah Ila Ha Il Lallah Wa Ash ha du an na Muhammader rosu Lullah có nghĩa Tôi công nhận Allah là thượng đế duy nhất và ngoài ra không có ai khác cả và tôi công nhận Muhammad là vị sứ giả cuối cùng của Ngài
  2. Cầu nguyện ngày năm lần: Buổi bình minh, trưa, xế trưa, buổi hoàng hôn và tối.
  3. Bố thí.
  4. Nhịn chay tháng Ramadan.
  5. Hành hương tại Mecca.


Năm cột trụ của Hồi Giáo

edit

Có 5 nghi lễ quan trọng nhất trong đạo Hồi, thường được gọi là Năm cột trụ của Hồi Giáo (The five pillars of Islam):


Thứ nhất

Công khai tuyên xưng một Thiên Chúa là Allah và tin rằng ngoài Allah ra không có một Thiên Chúa nào khác. Đồng thời tín đồ phải công khai tuyên xưng Muhammad là sứ giả của Thiên Chúa thì mới nhận lãnh được ơn Chúa (There is no Deity but Allah. Obey Allah and the Messenger so that you may find mercy - Koran 3:132)

Thứ hai

Khi cầu nguyện Allah, phải quay mặt về phía thánh địa Mecca (thủ đô xứ Saudi Arabia ngày nay) . Lần thứ nhất vào lúc rạng đông . Lần thứ hai đúng ngọ . Lần thứ ba sau trưa . Lần thứ tư lúc mặt trời lặn . Lần thứ năm lúc nửa đêm.
Dù tín đồ Hồi Giáo đang làm gì và ở bất cứ đâu (ở giữa sa mạc hoặc trên đường phố, tại sở làm hay tại trường học, bến xe, chợ búa v.v...) cứ đến giờ cầu nguyện là họ quì mọp xuống đất để thực hiện các nghi lễ này. Mọi du khách đến các nước Hồi Giáo thường rất ngạc nhiên về nghi thức cầu nguyện đặc biệt của các tín đồ Hồi Giáo.Trong các cộng đồng Hồi Giáo, có một người chuyên trách việc nhắc nhở các tín đồ cầu nguyện một ngày 5 lần, tiếng Ả Rập gọi người đó là MUEZZIN. Trong suốt 14 thế kỷ qua, những người muezzin trên khắp thế giới luôn luôn đọc một câu không hề thay đổi như sau: "Thiên Chúa Allah là Đấng Tối Cao trên hết mọi sự. Tôi tin không có một Thiên Chúa nào khác ngoài Allah. Tôi tin Muhammad là thiên sứ của Chúa. Mọi người hãy cầu nguyện, hãy đến để nhận ơn cứu rỗi. Thiên Chúa Allah vĩ đại vô cùng".
Khi cầu nguyện tại nhà thờ Hồi Giáo, mọi người đàn ông đứng thành hàng ngang sát nhau. Đàn bà luôn luôn xếp hàng ở phía sau đàn ông hoặc cầu nguyện tại nhà riêng. Trong nhà thờ Hồi Giáo (giống như Tin Lành) không có bàn thờ hoặc ảnh tượng, không có người chủ lễ. Chỉ có người hướng dẫn cầu nguyện (prayer-leaders) tiếng Ả Rập gọi là Imam. Các Imam là người thường (không phải là tu sĩ) có khả năng đọc kinh Koran và các sách khác của đạo Hồi. Ngoài việc hướng dẫn cầu nguyện, các Imam còn giảng thuyết về giáo lý hoặc hô hào vận động về các vấn đề tôn giáo, xã hội, chính trị v.v... Các Imam thường có uy tín lớn trong các cộng đồng Hồi Giáo và được mọi tín đồ kính trọng.
Sau khi cầu nguyện xong, mọi người quay sang trái sang phải bắt tay và cúi chào những đồng đạo ở quanh mình. Họ chúc nhau "bình an và đầy ơn Chúa" (peace and blessings of God). Cử chỉ thân thiện giữa những người đồng đạo với nhau đã được thực hiện trong thế giới Hồi Giáo từ 14 thế kỷ qua. Mới đây, người Công Giáo đã bắt chước và làm những cử chỉ tương tự trong các buổi lễ Misa tại nhà thờ.

Thứ ba

Bố thí cho kẻ nghèo (Almsgiving). Hồi Giáo coi việc bố thí này là một thứ thuế tôn giáo (a religious tax) đối với mọi tín đồ có lợi tức. Số tiền này được ấn định là 1/40 hoặc 2.5% lợi tức hàng năm. Trong các nước Hồi Giáo được coi là quốc giáo thì tiền bố thí được chính thức gọi là "thuế bố thí" (Zakat) do chính phủ trực tiếp thu. Tuy vậy, người nạp thuế vẫn có quyền đóng nhiều hay ít tùy theo khả năng và hoàn cảnh riêng của mình. Tổng số tiền thu được trở thành một thứ quĩ xã hội của quốc gia để cứu giúp hữu hiệu những người nghèo khó, cô quả, già yếu, bệnh tật, hoạn nạn hoặc không còn khả năng làm việc. Kinh Koran dạy rằng: "Bố thí là bổn phận do Thiên Chúa đòi hỏi". Do đó, các tín đồ Hồi Giáo quan niệm bố thí là nghĩa vụ chứ không phải là một hành vi bác ái hoặc từ thiện.

Thứ tư

Ăn chay trong tháng Ramadan (tháng 9 âm lịch Hồi Giáo). Việc ăn chay này kéo dài suốt tháng: không ăn không uống trong suốt thời gian ban ngày (daylight hours) tức từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn từ ngày đầu tháng đến rạng mồng một tháng mười. Người ăn chay chỉ được phép ăn một cách từ tốn sau khi mặt trời lặn. Trong suốt tháng Ramadan không ai được uống rượu, làm tình hoặc hút thuốc.
Việc ăn chay cũng có một số ngoại lệ. Đối với những xứ có nhiệt độ khí hậu cao, ngày dài đêm ngắn, các người già, thiếu nhi hoặc người bị đau yếu đều được miễn ăn chay vì nhịn nước quá lâu sẽ bị nguy hiểm đến tính mạng. Tại các xứ kỹ nghệ cần có nhiều nhân công làm việc, các tín đồ chỉ cần ăn chay vài ngày trong tháng Ramadan mà thôi.


Thứ năm

Hành hương các thánh địa tại Saudi Arabia. Mecca là thánh địa số một của thế giới Hồi Giáo vì đó là nơi sinh của giáo chủ Muhammad và có ngôi đền Ka'ba được tin là do Abraham và Ismael xây dựng lên. Các tín đồ Hồi Giáo không phân biệt nam nữ đều được khuyến khích đến thăm Mecca ít nhất một lần trong đời. Thời gian chính thức của thế giới Hồi Giáo hành hương Mecca là vào tháng 12 Âm Lịch Hồi Giáo. Mỗi lần viếng thánh địa phải kéo dài ít nhất 5 ngày. Hiện nay, số tín đồ viếng Thánh Địa Mecca mỗi năm từ 3-5 triệu người.
Vấn đề bảo vệ an ninh và cung cấp mọi phương tiện cho số khách hành hương khổng lồ này là mối quan tâm hàng đầu của chính phủ Saudi Arabia. Mỗi năm, chính phủ Saudi Arabia dành ra khoảng vài tỷ đô la để thực hiện chu đáo mọi công tác bảo vệ an ninh trật tự, cung cấp đầy đủ thực phẩm, nhà ở, y tế, vận chuyển và mọi nhu cầu cần thiết cho khách hành hương.
Tất cả mọi tín đồ hành hương đến Mecca phải làm việc đầu tiên là cởi bỏ quần áo riêng của mình để mặc vào một bộ đồ trắng đơn giản sau khi đã tắm rửa sạch sẽ. Đây là một việc bắt buộc mang ý nghĩa: Các tín đồ Hồi Giáo, không phân biệt màu da, giàu nghèo, địa vị xã hội, tất cả đều là con cái của một cha là Thiên Chúa, tất cả là anh chị em của nhau và tất cả đều bình đẳng trước mặt Chúa. Các phụ nữ có quyền mặc quốc phục của mình nhưng tất cả đều phải trùm khăn che kín tóc.


CÁC ĐỊA ĐIỂM HÀNH HƯƠNG TẠI SAUDI ARABIA

edit

Đia điểm 1: Đền Thờ KA'BA. Tiếng Ả Rập Kaba có nghĩa là hình khối (The Cubic Building). Đây là một kiến trúc độc đáo có một không hai trên thế giới. Kiến trúc hình khối rộng 9m, dài 11m, cao 5m5 (36 feet x 30 feet x 18 feet). Nóc và chung quanh kiến trúc đều được phủ bằng vải đen. Đền thờ này là trung tâm đức tin của 1 tỷ 200 triệu tín đồ Hồi Giáo vì đây là thánh địa số một của thế giới đạo Hồi. Từ nhiều ngàn năm trước khi có đạo Hồi, đền thờ Kaba đã hiện diện tại nơi đây và người Ả Rập đã gọi đền thờ này là Nhà Của Chúa (Bayt Allah = House of God).

Từ xa xưa đến nay, mỗi khi đến viếng đền thờ Kaba các tín đồ xếp hàng đi ngược chiều kim đồng hồ 7 lần, (tượng trưng cho 7 tầng trời) vừa đi vừa đọc kinh Koran. Sau đó, mọi người đến viếng Hòn Đá Đen (The Black Stone). Đây là một thiên thạch (meteorite) đã từ trời rơi xuống nơi này không biết từ bao giờ, có thể là từ hàng chục ngàn năm về trước.

Theo niềm tin Hồi Giáo thì tổ tông loài người là Adam đã xây dựng đền Kaba. Sau đó, Abraham và Ismael đã tu sửa lại đền thờ như ta thấy ngày nay.


Đia điểm 2: Suối Zamzam. Đối diện với Hòn Đá Đen là Suối Zamzam. Từ nhiều ngàn năm trước, suối Zamzam đã nổi tiếng khắp vùng vì đây là một dòng suối lớn hiếm có trong sa mạc mênh mông. Thưở xưa, các đoàn lữ hành từ các nước miền Nam bán đảo Ả Rập muốn làm ăn buôn bán với các nước phía Bắc, như Syria chẳng hạn, đều phải ngừng chân tại suối Zamzam để lấy nước trước khi lên đường mạo hiểm vượt qua sa mạc Syro-Arabia. Từ nhiều thế kỷ trước khi có đạo Hồi, người Ả Rập đã loan truyền khắp nơi sự tích về Abraham: Sau khi vợ lớn của Abraham là Sarah sinh ra Isaac thì bà này nổi máu ghen với cô vợ bé của Abraham là Hagar. Bà buộc Abraham phải đuổi hai mẹ con Hagar ra khỏi nhà. Abraham đành phải dẫn Hagar và con trai Ismael đến sa mạc. Tại đây, thiên thần Gabriel đã hóa phép cho một dòng suối lớn xuất hiện giữa sa mạc và Ngài đặt tên là Suối Zamzam. Từ đó, Abraham và thiên thần Gabriel đã giúp cho hai mẹ con Hagar sinh sống. Đến khi Ismael trưởng thành, Abraham và Ismael đã xây dựng lại đền thờ Kaba do Adam xây dựng từ xa xưa nay đã hư nát do trận đại hồng thủy đời No-e (Noah).


Địa điểm 3: Cánh đồng Arafat. Cách Mecca 13 miles có một cánh đồng rộng bao la gọi là cánh đồng Arafat. Ngay giữa cánh đồng có một ngọn núi nhỏ gọi là Núi Ơn Chúa (Mount of Mercy). Đây là nơi Muhammad giảng đạo lần cuối cùng trước khi qua đời. Mọi tín đồ phải đến đây trước buổi trưa, sau đó leo lên núi để cầu nguyện cho đến khi mặt trời lặn. Tất cả mọi việc được làm trong yên lặng. Nghi lễ này có tính cách bắt buộc cho mọi tín đồ hành hương vì thiếu việc này thì toàn bộ cuộc hành hương bị coi như không hoàn thành.


Địa điểm 4: Lễ Hy Sinh tại Mina. Lễ Hy Sinh diễn ra ngày 10 tháng 12 Âm Lịch Hồi Giáo tại thị trấn Mina, cách cánh đồng Arafat 8 miles. Giáo lý Hồi Giáo dạy rằng: Mina chính là nơi Abraham nhận được lệnh của Thiên Chúa phải đích thân giết đứa con trai đầu lòng của mình là Ismael để làm Lễ Hy Sinh (Sacrifice) tế Chúa.

Abraham là người tôn thờ Chúa trên hết mọi sự nên đã tuân lệnh Chúa một cách triệt để không chút chần chừ. Nhưng khi Abraham đưa con dao lên định giết con mình thì Thiên Chúa ra lệnh ngưng. Ngài truyền cho Abraham giết một con dê để thế mạng cho Ismael. Từ đó, kho tàng ngôn ngữ của nhân loại có thêm một danh từ kép là "con dê tế thần" (the scape-goat). Cũng từ câu chuyện này, dân Do Thái và dân Ả Rập có tục lệ giết súc vật làm lễ hy sinh tế lễ Thiên Chúa (Animal Sacrifice) để kỷ niệm Lễ Hy Sinh của Abraham. Người Do Thái làm Lễ Hy Sinh hàng năm vào buổi chiều trước Lễ Vượt Qua (Passover). Tục lệ này có từ 2000 năm TCN đến năm 70 sau Công Nguyên là năm Jerusalem bị quân La Mã tàn phá bình địa và toàn dân Do Thái phải bỏ xứ tứ tán khắp nơi. Đạo Hồi làm Lễ Hy Sinh (Feast of Sacrifice) vào cuối chương trình hành hương thánh đia Mecca hàng năm. Các súc vật thường bị giết trong Lễ Hy Sinh khắp thế giới không có cơ hội đi hành hương Mecca cũng giết súc vật tại nhà để làm lễ hy sinh kỷ niệm việc Abraham toan giết con trai đầu lòng của mình để tế Chúa. Nhiều chục triệu súc vật đã bị giết trong dịp Lễ Hy Sinh này.


Địa Điểm 5: Medina. Chặng cuối của cuộc hành hương Thánh đia Hồi Giáo là thăm ốc đảo Medina, cách thủ đô Mecca 300 dặm về phía Bắc. Đây là nơi Muhammad đã sống 10 năm cuối cuộc đời của ông (622-632) cùng với nhiều bà vợ và với cộng đồng Hồi Giáo đầu tiên trong lịch sử (the first Muslim community). Muhammad qua đời ngày 12 tháng 3 Âm Lịch Hồi Giáo năm 632. Các tín đồ hành hương đến đây để kết thúc cuộc hành trình có tính cách tôn giáo thiêng liêng bằng cách đến viếng mộ của vị thiên sứ cuối cùng của Thiên Chúa và đến cầu nguyện tại đền thờ Medina là đền thờ đầu tiên của Hồi Giáo trên thế giới.