Nội trị Nhà Tiền Lê
Nội trị
editBộ máy chính quyền
editNhà Tiền Lê nối tiếp và hầu như giữ nguyên mọi quy củ của nhà Đinh. Năm 980, sau khi lên ngôi, Lê Hoàn đặt chức quan trong triều, phong Hồng Hiến làm Thái sư, Phạm Cự Lạng làm Thái úy, Từ Mục làm Đại tổng quản, Đinh Thừa Chinh làm Nha nội đô Chỉ huy sứ.
So với nhà Đinh tập trung hết quyền hành về tay hoàng đế, vua Lê đã chia trách nhiệm cho các đại thần. Chỉ riêng việc đánh dẹp thì nhà vua thường thân chinh cầm quân.
Đánh dẹp trong nước
editTrong thời gian cai trị, các vua Tiền Lê vẫn gặp phải sự chống đối của các tù trưởng địa phương, nhất là những nơi xa xôi hẻo lánh.
Năm 989, Lê Đại Hành sai viên Quảng giáp là Dương Tiến Lộc đi thu thuế hai châu Hoan và Ái. Tiến Lộc đem người hai châu ấy xin theo về với Chiêm Thành. Chiêm Thành không nhận. Dương Tiến Lộc lấy hai châu Hoan, Ái làm phản. Lê Đại Hành thân hành đi đánh, giết chết Tiến Lộc và rất nhiều người 2 châu đó.
Năm 999, Lê Đại Hành lại thân đi đánh Hà Động, dẹp được tất cả 49 động. Sau đó vua Lê lại phá được động Nhật Tắc, châu Định Biên (Cao Bằng).
Người Cử Long làm loạn không phục triều đình. Năm 1001, Lê Đại Hành lại thân chinh đi đẹp được loạn.
Sang thời Ngọa Triều vẫn phải đối phó với sự chống đối của các địa phương. Năm 1008, Ngọa Triều thân hành đi đánh hai châu Đô Lương, Vị Long, bắt được vài trăm người bản địa. Cùng năm, vua Lê lại đi đánh châu Hoan và châu Thiên Liễu, bắt được tù binh về giết.
Tháng 7 năm 1009, Lê Long Đĩnh lại thân đi đánh các châu Hoan Đường[lower-alpha 1], Thạch Hà.
Giao thông
editSau khi đánh thắng Chiêm Thành, năm 983, Lê Đại Hành sai quan Phụ quốc Ngô Tử An đem 3 vạn người đi mở đường bộ từ cửa biển Nam Giới đến châu Địa Lý.
Năm 1003, vua Lê lại thân hành đi Hoan Châu, ra lệnh vét kênh Đa Cái cho thông thẳng đến Tư Củng trường ở Ám châu.
Năm 1009, triều thần đề nghị xin đào kênh, đắp đường và dựng cột bia ở Ái Châu. Lê Ngọa Triều xuống chiếu cho lấy quân và dân ở châu Ái đào đắp từ cửa quan Chi Long qua Đỉnh Sơn đến sông Vũ Lung. Sau đó Lê Long Đĩnh lại ra lệnh đóng thuyền để ở các bến sông Vũ Lung, Bạt Cừ, Động Lung bốn chỗ để chở người qua lại.
Tháng 7 năm đó, nhân đi đánh châu Hoan Đường, hành quân đến Hoàn Giang, Lê Long Đĩnh sai Hồ Thủ Ích đem hơn 5000 quân của châu Hoan Đường, sửa chữa đường từ sông Châu Giáp đến cửa biển Nam Giới để tiện cho việc hành quân về phía nam.
Kinh tế
editCác loại thuế
editNhà Tiền Lê đặt ra lệ đánh thuế căn cứ vào số lượng tài sản về ruộng đất. Thuế thân chia ra hai loại:
- Tiền công dung là tiền công dịch (như lao động công ích) mà người dân phải chịu mỗi năm 10 ngày và có thể nộp tiền thay vào việc tạp dịch.
- Tiền thuế hộ: là tiền mỗi gia đình phải nộp hàng năm.
- Tiền thuế điệu: Tiền mỗi hộ phải nộp để đóng vào việc quân.
Nhà Tiền Lê đặt ra thuế thổ sản theo phép thời Tam Đại (Hạ, Thương, Chu) của Trung Quốc, chỉ lấy cống phẩm mà không thu bằng tiền. Đồng thời, triều đình có chính sách khuyến khích thương mại. Những người buôn bán không phải nộp thuế, coi như họ chỉ bán những nông phẩm sản xuất ra mà đã chịu thuế ruộng đất rồi.
Nông nghiệp
editNhà Tiền Lê xem trọng nông nghiệp. Vào đầu xuân năm 987, vua Lê Đại Hành đã thực hiện lễ cấy Tịch điền để động viên, khuyến khích nhân dân sản xuất nông nghiệp. Đó là lễ Tịch điền đầu tiên mà một vị vua Việt Nam thân hành đi cày và được sử sách ghi nhận lại.
Thương mại
editSử sách không chép rõ về hoạt động thương mại trong nước. Đối tác quan hệ buôn bán ngoại thương chủ yếu của Đại Cồ Việt là Trung Quốc. Hai bên lập ra những nơi giao dịch song phương gọi là Bạc dịch trường đặt trên đường thông lộ biên giới.
Những Bạc dịch trường quan trọng trong thời kỳ này là trại Vĩnh Bình (được Lê Văn Siêu phỏng đoán là chợ Kỳ Lâm hiện nay) tại Sách Nam Giang thuộc trại Cổ Vạn và châu Tô Hậu (Lê Văn Siêu phỏng đoán là châu Thất Khê ). Trại Hoành Sơn tụ tập nhiều nhà buôn từ châu Quảng Nguyên của Đại Cồ Việt và châu Đặc Ma của nước Đại Lý (Vân Nam) và các lái buôn từ Quảng Châu của nhà Tống.
Bạc dịch trường lớn nhất gần biên giới là điểm giao dịch hai nước nằm ở trại Như Hồng, Khâm châu.
Tác giả Chu Khứ Phi mô tả việc buôn bán giữa hai bên lúc đó trong sách Lĩnh ngoại đại pháp như sau
- Hai bên gặp nhau thường uống rượu làm vui rồi mới bàn chuyện buôn bán. Người Tống làm nhà ở tại chỗ lâu ngày và thường dìm giá làm người bán phải bán rẻ; nhưng phú thương người Việt cũng không chịu, cầm giữ giá lâu.
Các quan chức địa phương biên giới cũng hỗ trợ cho quan hệ buôn bán của các thương gia hai bên. Nếu xảy ra việc kêu ca vì người bán cân thiếu thì phía Đại Cồ Việt lại cử sứ sang Khâm châu để thử lại cân để kiểm tra. Không những thế, chính triều đình nhà Tiền Lê cũng sai người sang giao dịch thẳng với khách buôn người Tống. Hàng bán của Đại Cồ Việt gồm có vàng, bạc, tiền đồng. Lê Văn Siêu cho rằng đây không chỉ là thị trường hàng hóa mà còn là thị trường tiền tệ mà hai bên trao đổi ngoại hối.
Văn hóa
editSử sách không ghi chép nhiều về những dấu ấn văn hóa thời Tiền Lê. Ảnh hưởng lớn nhất trong các tôn giáo là đạo Phật đã có từ thời thuộc Đường. Các nhà sư đã được sự tin cậy của hoàng đế, cho làm quan trong triều để bàn kế sách quốc gia.
Sử sách ghi lại hai tác phẩm tiêu biểu thời kỳ này là bài thơ của nhà sư Đỗ Pháp Thuận đối đáp với sứ Tống và bài từ khúc của sư Khuông Việt tiễn sứ Tống ra về năm 987. Lê Quý Đôn có lời ca ngợi hai ông: "Sư Thuận thơ ca làm sứ Tống kinh sợ, Chân Lưu có từ khúc vang danh một thời".
Cite error: <ref>
tags exist for a group named "lower-alpha", but no corresponding <references group="lower-alpha"/>
tag was found