Ngôn ngữ lập trình C/Biến số

Đặt tên

edit

Đặt tên (Identifier) là tên đặc cho một Biến số, một Hằng số hay một Hàm. Tên có thể được đặt bằng những chữ cái từ A đến Z, các số từ 0 đến 9 , dấu gạch dưới _không trùng với tên Từ khoá

Dưới đây là một số những từ khóa trong C++. Những từ này không thể được dùng làm định danh cho bất kỳ biến, hằng hay hàm nào.

asm else new this
auto enum operator throw
bool explicit private true
break export protected try
case extern public typedef
catch false register typeid
char float reinterpret_cast typename
class for return union
const friend short unsigned
const_cast goto signed using
continue if sizeof virtual
default inline static void
delete int static_cast volatile
do long struct wchar_t
double mutable switch while
dynamic_cast namespace template


C++ là ngôn ngữ lập trình phân biệt kiểu chữ, nên sẽ có sự khác nhau giữa 2 định danh Wikibookswikibooks, ví dụ. C++ không cho phép các kí tự @, $ hay % bên trong định danh.

Để chương trình dễ hiểu, lập trình viên nên tuân thủ một số các quy ước đặt tên sau:

  • Tên phải gợi nhớ và có liên quan về mặt ngữ nghĩa với đối tượng được đặt tên. Ví dụ, muốn sử dụng một biến số để lưu diện tích thì có thể đặt là Dien_tich, DT hoặc S (ký hiệu thường dùng cho diện tích).
  • Tên đối tượng có thể được đặt theo quy ước riêng của một số tổ chức, cá nhân nào đó.

Dấu chấm phẩy và khoảng trắng

edit

Dấu chấm phẩy ; dùng để kết thúc một câu lệnh. Như Pascal và C, C++ không quan tâm bạn đặt bao nhiêu câu lệnh trên cùng 1 dòng. Ví dụ:

x = y;
y = y+1;

là tương đương với

x = y; y = y+1;

Một dòng chỉ chứa khoảng trắng được xem là một dòng chú thích, và chương trình hoàn toàn bỏ qua nó. Khoảng trắng sẽ giúp cho chương trình của bạn dễ đọc và trông đẹp mắt hơn. Ví dụ dưới đây, đoạn code này vẫn sẽ in ra màn hình với dòng chữ "Wikibooks - Tủ sách mở cho một thế giới mở".

#include <iostream>
using namespace std;

int main()

{
   cout << "Wikibooks - Tủ sách mở cho một thế giới mở"; // In dòng chữ Wikibooks - Tủ sách mở cho một thế giới mở ra màn hình
   return 0;
}

Kiểu biến số

edit

Có 4 kiểu cơ bản của các biến trong C; đó là: char, int, doublefloat.

Tên kiểu Ý nghĩa
char Đơn vị cơ bản nhất có thể địa chỉ hóa được; nó là một byte. Đây là một kiểu nguyên.
int Loại số nguyên theo kích cỡ tự nhiên nhất của các máy tính. Thông thường nó có thể lấy trọn một khoảng có thể địa chỉ hoá được của một word với độ lớn biến thiên từ 16, 32, hay 64 bit tùy theo kiến trúc của CPUhệ điều hành.
float Một giá trị dấu chấm động có độ chính xác đơn.
double Một giá trị dấu chấm động có độ chính xác kép.

Để khai báo một biến có kiểu cơ bản, tên của kiểu được ghi ra trước sau đó đến tên của biến mới (hay của nhiều biến mới cách phân cách nhau bởi dấu phẩy) -- (Xem thêm định nghĩa dãy điểm)

char red;
int  blue, yellow;

Các định tính khác nhau có thể đặt vào trong các kiểu cơ bản này để điều chỉnh kích cỡ và sẽ được miêu tả trong phần sau.


Dấu

edit

Một kiểu được gọi là có dấu nếu kiểu nguyên đó có thể chứa các số âm. Ngược lại các kiểu cơ bản nào không chấp nhận các số âm là kiểu không dấu.

Có hai kiểu nguyên là charint có thể có dấu âm hoặc không. Theo mặc định thì mọi kiểu int là có dấu (nghĩa là chúng chấp nhận các số âm). Để dùng dưới dạng không có dấu (tức là kiểu nguyên chỉ chấp nhận các sô không âm) thì từ khoá unsigned phải được dùng. Ngoài ra, thay vì khai báo đầy đủ trong dạng unsigned int, người ta có thể lược bỏ bớt từ khóa int (và nó được xem như hiểu ngầm—điều này chỉ dùng được cho kiểu int mà thôi). Như vậy hai khai báo sau đây hoàn toàn tương đương:

unsigned int green;
unsigned green;

Đặc tả của C không xác định rõ ràng là kiểu char sẽ là loại có dấu hay không dấu; khi đó, dấu của kiểu này tùy thuộc vào quy định của nhà phát hành trình dịch. Như vậy, một cách để giảm sai sót khi làm việc trên nhiều loại trình dịch C khác nhau là khai báo rõ ràng bằng các định tính signed hay unsigned nếu dùng kiểu char để tính toán trên các con số. (Dù sao, nó thực sự sẽ không quá quan trọng nếu dùng kiểu char như là kiểu "ký tự".)

unsigned char grey;
signed char white;

Tiêu chuẩn chung yêu cầu char, signed char, unsigned char là các kiểu khác nhau. Ngoài ra, các hàm chuẩn về dãy các ký tự sử dụng các con trỏ chỉ tới kiểu char (không có định tính), nhiều trình dịch C sẽ bắt lỗi (hay cảnh cáo) nếu các kiểu ký tự khác được dùng như là dãy ký tự được chuyển vào các hàm này.

Kích cỡ

edit
Trong phần này hai cụm từ "chiếm" và "có độ dài" đều có nghĩa là "phần bộ nhớ cần thiết để dành cho một biến"; biến này có kiểu được miêu tả tùy theo chi tiết của bài viết.

Kiểu int cũng có các định tính về kích cỡ để đặc biệt hóa tầm rộng của giá trị mà kiểu này cho phép (tương ứng với đó là việc thay đổi phần bộ nhớ dùng để chứa các số có kiểu này).

short int yellow;
long int orange;

Tương tự như đã đề cập trong phần trước, người ta có thể bỏ không viết từ khóa int trong các kiểu mà đầy đủ phải viết là short int or long int. Thí dụ của hai khai báo sau đây là tương đương.

long int brown;
long brown;

Có một số nhầm lẫn trong giới hiểu biết về C như là các kiểu nguyên có độ lớn bao nhiêu. Trong tiêu chuẩn thì không chỉ một cách rõ ràng việc này:

  • Kiểu short int không thể lớn hơn kiểu int.
  • Kiểu int không thể lớn hơn long int.
  • Kiểu short int phải dài ít nhất 16 bit.
  • Kiểu long int phải dài ít nhất 32 bit.

Trong tiêu chuẩn đã không đòi hỏi gì về các kích cỡ nêu trên và những khác nhau cần thiết. (Nghĩa là hoàn toàn hợp lệ nếu cả ba kiểu đều dài 64 bit!) Để có được một miêu tả chính xác và đơn giản của các kiểu, mỗi loại máy tính người ta áp dụng vào trong mỗi kiểu (cũng như là kích cỡ của một kiểu con trỏ; xem phần đưới đây) một loại lược đồ đã được tạo ra; (xem:64-Bit Programming Models). Hai lược đồ được biết nhiều nhất là

  • ILP32, trong đó int, long int và các kiểu con trỏ chiếm 32 bit.
  • LP64, trong đó, long int và con trỏ mỗi loại chiếm 64 bit, còn int có độ dài 32 bit.

Hầu hết các trình dịch dùng các lược đồ trên dùng 16 bit cho kiểu short int.

Một biến double có thể là một long double, mà trình dịch có thể sử dụng thay cho một kiểu double thuần túy. Tương tự tình huống trước, chuẩn C không hề nêu rõ các kích cỡ tương đối giữa các giá trị dấu chấm động, mà chỉ đòi hỏi float không được lớn hơn long double về kích cỡ.