Người nguyên thủy

Linh trưởng dạng người (Hominidae)

edit
Thời gian Sự kiện
15 Ma Linh trưởng dạng người (Homininae, vượn lớn) biệt hóa từ các tổ tiên của vượn nhỏ (vượn).
13 Ma Các tổ tiên của Homininae biệt hóa từ các tổ tiên của đười ươi.

Pierolapithecus catalaunicus được cho là một tổ tiên chung của loài người và các loài vượn lớn khác, hoặc ít nhất đó là loài gần với tổ tiên chung hơn bất kỳ phát hiện hóa thạch nào trước đây. Nó có sự thích nghi đặc biệt cho leo cây, như con người hay loài vượn lớn khác đang làm ngày nay: khung xương sườn phẳng rộng, xương sống cứng, cổ tay linh hoạt, và xương bả vai nằm dọc theo lưng của nó.

10 Ma Các dòng dõi hiện được đại diện là con người và Pan (gồm tinh tinh thông thường và tinh tinh lùn) biệt hóa từ tổ tiên của loài khỉ đột.
7 Ma
 
Sahelanthropus tchadensis

Các Hominina, một phân tông của Hominini, hoặc là có họ hàng với, hoặc là tổ tiên của con người, biệt hóa từ tổ tiên của tinh tinh. Cả hai loài tinh tinh và con người có thanh quản mà trong hai năm đầu tiên của cuộc đời nó định vị lại tại chỗ giữa họng và phổi, chỉ ra rằng tổ tiên chung có đặc tính này, một điều kiện tiên quyết cho hình thành khả năng nói ở người.

Tổ tiên chung gần đây nhất của người và tinh tinh sống vào khoảng thời gian của Sahelanthropus tchadensis, cỡ 7 Ma. S. tchadensis đôi khi được tuyên bố là tổ tiên chung gần đây nhất của người và tinh tinh, nhưng trong thực tế tuyên bố không được xác lập. Đại diện được biết sớm nhất từ dòng dõi tổ tiên của người sau thời gian chia tách với tinh tinhOrrorin tugenensis (người thiên niên kỷ, Kenya) cỡ 6 Ma.

4,4 Ma Ardipithecus là, hoặc có thể là, một chi Hominin rất sớm (tông Hominini và phân tông Hominina). Hai loài được mô tả trong các tài liệu: A. ramidus sống khoảng 4,4 Ma trong thời gian đầu thế Pliocen, và A. kadabba, sống khoảng 5,6 Ma (Miocen muộn). A. ramidus có bộ não nhỏ, cỡ 300 đến 350 cm3. Đây là kích thước tương tự như các tinh tinh lùn hiện đại và não tinh tinh cái thông thường; nó nhỏ hơn nhiều so với bộ não của Australopithecus như Lucy (400–550 cm3) và nhẹ vào cỡ một phần năm kích thước của bộ não Homo sapiens hiện đại.

Ardipithecus đã sống trên cây, có nghĩa là nó đã sống phần lớn thời gian trong rừng, nơi nó cạnh tranh thực phẩm với các loài động vật rừng khác, chắc chắn trong đó có tổ tiên đương đại của tinh tinh. Ardipithecus có thể đã đi đứng bằng hai chân, được minh chứng bằng hình thù dạng bát của khung xương chậu, góc của lỗ lớn trên xương chẩm và xương cổ tay mỏng hơn của nó, mặc dù đôi chân của nó vẫn thích nghi cho việc cầm nắm chứ không phải để đi trên một quãng đường dài.

3,6 Ma

Một thành viên của Australopithecus afarensis để lại dấu vết giống con người trên tro núi lửa ở Laetoli, Kenya (Bắc Tanzania), cung cấp bằng chứng mạnh mẽ về đi đứng bằng hai chân toàn thời gian. Australopithecus afarensis sống trong khoảng 3,9 và 2,9 Ma, và được xem là một trong những Hominini sớm nhất - những loài phát triển và bao gồm dòng dõi của Homo và các họ hàng gần nhất của Homo sau khi chia tách từ dòng dõi của tinh tinh.

Người ta cho rằng A. afarensis là tổ tiên của cả hai chi AustralopithecusHomo. So với các loài vượn lớn hiện đại hay các loài đã tuyệt chủng, A. afarensis đã có răng nanh và răng hàm nhỏ hơn, mặc dù vẫn còn tương đối lớn so với người hiện đại. A. afarensis cũng có kích thước não tương đối nhỏ (380–430 cm³) và một khuôn mặt dạng hàm nhô (tức là khuôn mặt nhô về phía trước).

Australopithecina đã được tìm thấy trong các môi trường xa van. Từ các cơ hội ăn xác chết, họ có lẽ đã có chế độ ăn uống có thịt. Phân tích các đốt sống dưới của Australopithecus africanus cho thấy các xương này đã thay đổi ở phụ nữ để hỗ trợ đi hai chân ngay cả trong thời kỳ mang thai.

3,5-3,3 Ma Kenyanthropus platyops, một tổ tiên có thể của Homo, nổi lên từ chi Australopithecus.

Công cụ bằng đá được gia công có tính toán.

3 Ma Australopithecina đi hai chân (một chi của phân tông Hominina) phát triển trong các thảo nguyên châu Phi, và bị thú dạng mèo Dinofelis săn đuổi. Rụng lông xảy ra vào cỡ 3-2 Ma, song song với sự phát triển dạng đi hai chân hoàn toàn.