Ngữ văn 7/Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh

Tìm hiểu chung

edit

Tác giả

edit

– Lí Bạch là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn cổ điển Trung Hoa.

– Thơ ông có một vẻ đẹp kì lạ, khó quên.

– Ông viết nhiều về trăng, coi trăng là biểu tượng của quê hương mà ông suốt đời yêu mến.

Tác phẩm

edit

– Bài thơ do Tương Như dịch, in trong thơ Đường – Tập II (1987).

– Hoàn cảnh sáng tác: tác giả xa quê, trông trăng, nhớ quê.

– Chủ đề: “Vọng nguyệt trông trăng” (Trông trăng nhớ quê).

– Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt cổ thể.

+ Nhịp: 2/3

+ Gieo vần: Tiếng cuối câu 2, 4.

– Bố cục: Chia làm 2 phần

+ Phần 1 (hai câu đầu): Cảnh đêm thanh tĩnh.

+ Phần 2 (hai câu cuối): Cảm nghĩ của tác giả trong đêm thanh tĩnh.

Đọc – hiểu văn bản

edit

Cảnh đêm thanh tĩnh

edit

Sàng tiền minh nguyệt quang,

Nghi thị địa thượng sương.

Dịch nghĩa

Đầu giường ánh trăng rọi

Ngỡ mặt đất phủ sương.

– Sử dụng 1 loạt các từ ngữ gợi tả ánh trăng rất sáng giống như sương trên mặt đất.

→ Gợi vẻ đẹp dịu êm, mơ màng, yên tĩnh.

⇒ Trằn trọc, khắc khoải không ngủ được.

Cảm nghĩ của tác giả trong đêm thanh tĩnh

edit

Cử đầu vọng minh nguyệt,

Đê đầu tư cố hương.

Dịch nghĩa

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ cố hương.

– Phép đối

+ Ngẩng (đầu)…nhìn (trăng)

+ Cúi (đầu)…nhớ (cố hương).

– Sử dụng 1 loạt động từ chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất của sự vật.

→ Nỗi nhớ quê luôn thường trực.

⇒ Tình yêu và nỗi nhớ quê da diết, sâu nặng.

Tổng kết

edit

Nội dung

edit

– Tình yêu quê hương sâu nặng.

– Tình yêu thiên nhiên.

Nghệ thuật

edit

– Từ ngữ giản dị, tinh luyện, cô đọng.

– Miêu tả kết hợp với biểu cảm.

– Biểu cảm trực tiếp kết hợp biểu cảm gián tiếp.

– Phép đối.

– Câu rút gọn.

Tham khảo

edit
  • SGK Ngữ văn 7 tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019.