Kỳ Na giáo là một triết học và là một tôn giáo, lấy nguyên tắc Không sát sanh (ahimsa) làm tâm điểm tuyệt đối trên cả hai phương diện lý thuyết và thực hành.
Kỳ-na giáo xem bất hại là trọng tâm giáo lý của Chính mình (Chính bản thân mình) “ahimsa paramo dharmah” . Chế ngự bản thân, phải có phương pháp tự kiềm chế các loại Khổ như ham muốn và dục vọng .
Suy tưởng để phát triển các phương thức giúp cho con người khắc phục khổ não vốn cố hữu trong cuộc sống nhân sinh . Kỳ Na giáo tìm cách thành tựu công cuộc cứu độ ấy bằng việc chinh phục các giới hạn trần tục, và Jina — từ ngữ xuất phát của Kỳ Na giáo — có nghĩa là ‘người chinh phục’, hiểu theo khía cạnh tâm linh là ‘người chiến thắng’, thế nên Kỳ Na giáo còn được hiểu là ‘tôn giáo của những người chiến thắng’.
Kỳ-na giáo không chấp nhận hệ thống giai cấp
Kỳ-na giáo rất gần gũi với Sinh mệnh phái (Ajivikism), có cùng chủ trương Bất hại, Hoà bình , Bất bạo động
Kỳ-na chủ trương rằng nghiệp là những vật chất vi tế (subtle material objects) gắn liền với linh hồn
Kỳ Na giáo không có những cái tuyệt đối, không có sự hiệp nhất sau cùng của Tiểu ngã Atman vào Ðại ngã Brahman hằng cửụ . Thay vào đó, Kỳ Na giáo cho rằng giải thoát sau cùng là sự thừa nhận rằng tinh thần của ta mới là một thực tại tối hậụ
Chính nghiệp báo lèo lái vũ trụ, chứ chẳng phải một thần linh nào cả. Thế giới không có khởi đầu nhưng được xem là đang chuyển động qua các thời kỳ tiến hóa và thoái hóạ
Phủ định sự hiện hữu của cảnh giới thiêng liêng vĩnh cửu và tin rằng linh hồn của con người bị mắc kẹt trong thế giới vật chất, cần được giải thoát nhằm đạt đến thành tựu hoàn thiện nhứt .
Khi linh hồn được giải thoát, ở đó chỉ còn lại niềm tin, tri thức, đức hạnh và mọi trạng thái chân chính hoàn hảọ
Khi hết thảy các nghiệp báo ràng buộc đều bị loại bỏ, linh hồn vút bay lên tới bến bờ không gian vũ trụ.
Bác bỏ các nghi lễ Bà la môn như là phương thế để thành tựu giải thoát, từ việc cử hành chính xác các nghi lễ.