Sinh học 7/Châu chấu

Cấu tạo ngoài và di chuyển

edit

Châu chấu thường gặp ở cánh đồng lúa. Châu chấu đại diện cho lớp Sâu bọ.

Cấu tạo ngoài

edit

– Cơ thể gồm 3 phần:

+ Đầu: gồm có mắt kép, râu, cơ quan miệng

+ Ngực: gồm có 3 đôi chân, 2 đôi cánh

+ Bụng: có các lỗ thở

Di chuyển

edit

– Có 3 hình thức di chuyển của châu chấu:

+ Bò bằng 3 đôi chân

+ Nhảy nhờ đôi chân sau (càng)

+ Bay bằng 2 đôi cánh

→ So với các loài sâu bọ khác thì khả năng di chuyển của châu chấu linh hoạt hơn.

Dinh dưỡng

edit

Tiêu hóa

edit

– Nhờ cơ quan miệng khỏe, sắc mà châu chấu gặm được chồi và lá cây.

– Thức ăn được tẩm nước bọt rồi tập trung ở diều, được nghiền nhỏ ở dạ dày cơ, rồi tiêu hóa nhờ enzim tiết ra ở ruột tịt.

Hô hấp

edit

– Châu chấu hô hấp bằng các lỗ thở ở bụng.

– Động tác hô hấp ở châu chấu là hít và thải không khí qua lỗ thở ở mặt bụng nên khi sống bụng chúng luôn phập phồng.

Sinh sản và phát triển

edit

– Châu chấu phân tính, tuyến sinh dục dạng chùm, tuyến phụ sinh dục dạng ống.

– Trứng hình ống, hơi to, màu vàng đậm, ống trứng xếp xiên hai hàng từ 10 – 30 quả.

– Trứng đẻ dưới đất thành ổ.

– Phát triển qua biến thái không hoàn toàn, châu chấu non phải lột xác vì vỏ cơ thể là vỏ kitin kém đàn hồi nên khi lớn lên, vỏ cũ phải bong ra để vỏ mới hình thành.

Tham khảo

edit
  • SGK Sinh học 7, NXB Giáo dục, 2019