Sinh học 7/Môi trường sống và sự vận động di chuyển
Các hình thức di chuyển
edit- Mỗi loài động vật có thể có nhiều hình thức di chuyển khác nhau: bò, đi, chạy, nhảy, bơi, bay … phụ thuộc vào tập tính và môi trường sống của chúng.
- Ví dụ:
- Vịt trời: đi chạy, bơi, bay
- Gà lôi: đi chạy, bay
- Hươu: Đi chạy
- Châu chấu: bò, bay, nhảy đồng thời bằng 2 chân sau
- Vượn: leo trèo, chuyền cành bằng cách cầm nắm, đi chạy
- Giun đất: bò
- Dơi: bay
- Kanguru: nhảy đồng thời bằng 2 chân sau
- Cá chép: bơi
- Ý nghĩa của các hình thức di chuyển: giúp động vật tìm thức ăn, môi trường sống thích hợp, sinh sản và lẩn trốn kẻ thù. Ngoài ra, còn giúp 1 số động vật di cư để tránh điều kiện bất lợi của môi trường, tìm môi trường sống mới thích hợp hơn.
Sự tiến hóa về cơ quan di chuyển
editĐặc điểm cơ quan di chuyển | Tên động vật | |
Chưa có cơ quan di chuyển, có đời sống bám, sống cố định | San hô, hải quỳ | |
Chưa có cơ quan di chuyển, di chuyển chậm, kiểu sâu đo | Thủy tức | |
Cơ quan di chuyển còn rất đơn giản (mấu lồi cơ thể và tơ bơi) | Giun | |
Cơ quan di chuyển đã phân hóa thành chi phân đốt | Rết | |
Cơ quan di chuyển được phân hóa thành các chi có cấu tạo và chức năng khác nhau | 5 đôi chân bò và 5 đôi chân bơi | Tôm |
2 đôi chân bò, 1 đôi chân nhảy | Châu chấu | |
Vây bơi với các tia vây | Cá trích | |
Chi năm ngón có màng bơi | Ếch | |
Cánh được cấu tạo bằng lông vũ | Hải âu, chim bồ câu | |
Cánh được cấu tạo bằng màng da | Dơi | |
Bàn tay, bàn chân cầm nắm | Khỉ, vượn | |
Nhận xét: Trong sự phát triển của giới Động vật, sự hoàn chỉnh của cơ quan vận động, di chuyển là sự phức tạp hóa từ chưa có chi đến chi phân hóa thành nhiều bộ phận đảm nhiệm những chức năng khác nhau, đảm bảo cho sự vận động có hiệu quả thích nghi với những điều kiện sống khác nhau.
Tham khảo
edit- SGK Sinh học 7, NXB Giáo dục, 2019