Triết học thời Trung cổ

Triết học kinh viện

edit

Thời kỳ trung cổ của triết học bắt đầu từ sự sụp đổ của văn minh La Mã và bình minh của Ki-tô giáo, Hồi giáoDo Thái giáo.

Thời kỳ trung cổ mang đến triết học kinh viện Ki-tô giáo, với các tác giả như Augustine xứ Hippo, Boethius, Anselm, Robert Grosseteste, Albertus Magnus, Roger Bacon, Thánh Bonaventure, Thomas Aquinas, John Duns Scotus, William xứ Ockham, Nicholas xứ CusaFrancisco Suárez. Một nữ triết gia Ki-tô giáo của thời kỳ này là một học trò của Pierre Abélard với tên Héloïse.

Các triết gia trong truyền thống kinh viện Ki-tô giáo và các triết gia trong các tôn giáo Abraham chính khác (chẳng hạn các triết gia Do Thái Saadia GaonMaimonides, và các triết gia Hồi giáo Avicenna, Al-GhazaliAverroes) đã có biết đến các công trình của nhau.

Quan hệ giữa con người và Chúa trời

edit

Các truyền thống tôn giáo này quan tâm đến các câu hỏi về quan hệ giữa con người và Chúa trời. Triết học của thời kỳ này có đặc điểm là sự phân tích về bản chất và các tính chất của Chúa trời; ngành siêu hình học quan tâm đến chất, tính cốt yếu và tình cờ (nghĩa là, các phẩm chất có tính "cốt yếu" với các chất sở hữu chúng hay các chất này chỉ "tình cờ" có các phẩm chất đó), hình thức và khả năng phân chia; ngoài ra còn có lôgictriết học ngôn ngữ.

Nhiều người trong số các triết gia này đã lấy xuất phát điểm của mình là các lý thuyết của Plato hay Aristotle. Tuy nhiên, những người khác, chẳng hạn Tertullian, lại phủ nhận triết học Hy Lạp vì cho rằng nó không đội trời chung với mặc khải và đức tin.