Triết lý Khổng giáo
Đạo đức
editLý thuyết đạo đức của Khổng Tử dựa trên ba quan niệm chính: Nhân , Lễ , Nghĩa
- Lễ (禮 [礼]) được xem là ba khía cạnh trong cuộc đời: hiến tế cho thần thánh, thiết chế chính trị và xã hội, và hành vi hàng ngày.
- Lễ được xem là quy phạm đạo đức và hành vi mà Thiên thượng (Trời) chế định cho con người, lấy đó mà biết việc nào nên làm, việc nào không nên làm.
- Nghĩa (義 [义]) là nguồn gốc của Lễ. Nghĩa chính là cách hành xử đúng đắn.
- Trong khi làm việc vì lễ, vị kỷ cá nhân chưa hẳn đã là xấu và người cư xử theo lễ một cách đúng đắn là người mà cả cuộc đời dựa trên trí. Tức là thay vì theo đuổi quyền lợi của cá nhân mình, người đó cần phải làm những gì là hợp lẽ và đạo đức. Trí là làm đúng việc vì một lý do đúng đắn. Nghĩa dựa trên quan hệ qua lại. Một ví dụ sống theo Nghĩa là tại sao phải để tang cha mẹ ba năm sau khi chết. Lý do là vì cha mẹ đã phải nuôi dưỡng chăm sóc đưa trẻ toàn bộ trong suốt ba năm đầu đời, và là người có trí phải đền đáp lại bằng cách để tang ba năm.
- Nhân . Cũng như Nghĩa xuất phát từ Lễ, thì Nghĩa cũng xuất phát từ Nhân (仁). Nhân là cách cư xử tốt với mọi người.
- Nhân là trung tâm của các đức tính: tình cảm chân thật, ngay thẳng; hết lòng vì nghĩa; nghiêm trang, tề chỉnh; rộng lượng, khoan dung và siêng năng cần mẫn. Người có đức Nhân chỉ hành động vì nhân nghĩa, đối lập với kẻ bất nhân chỉ hành động vì lợi.
Hệ thống đạo đức của Khổng Tử dựa trên lòng vị tha và hiểu những người khác thay vì là việc cai trị dựa trên luật pháp
- Để sống có nhân thì ta theo nguyên tắc vàng của Khổng Tử Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - (Cái gì mà ta không muốn thì đừng làm cho người khác)
- Đức hạnh theo Khổng Tử là dựa trên việc sống hài hòa với mọi người
- Khổng Tử nói: Muốn nhân mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngu, muốn trí mà không muốn học thì bị cái che mờ là cao kỳ, muốn tín mà không muốn học thì bị cái che mờ là hại nghĩa, muốn trực mà không muốn học thì bị cái che mờ là ngang ngạnh, muốn dũng mà không muốn học thì bị cái che mờ là loạn, muốn cương mà không muốn học thì bị cái che mờ là táo bạo khinh suất
- Dựa theo mức độ tu dưỡng đạo đức, Khổng Tử chia loài người thành ba hạng:
- Thánh nhân: Bậc hiền giả, người thể hiện và chuyển giao chân lý minh triết.
- Quân tử: Người cao nhã, kẻ phấn đấu để làm điều chân chính.
- Tiểu nhân: Kẻ "hèn mọn", hành động không màng tới đạo đức.
Khổng Tử nói
- Người quân tử sợ ba điều: sợ mệnh trời, sợ bậc đại nhân, sợ lời nói của thánh nhân. Kẻ tiểu nhân không biết mệnh trời, nên không sợ, mà còn khinh nhờn bậc đại nhân, giễu cợt lời nói của thánh nhân. Người quân tử ung dung mà không kiêu căng, kẻ tiểu nhân kiêu căng mà không ung dung.
Giáo dục
editKhổng Tử đã đưa ra hệ thống các phương pháp giáo dục, phát huy tính năng động, tích cực và sáng tạo của người học. Để đào tạo ra những con người lý tưởng, Khổng Tử đã đề xuất một hệ thống phương pháp giáo dục khá chặt chẽ, với những kiến giải sâu sắc. Khổng Tử đã sử dụng nhiều phương pháp dạy học rất độc đáo, có thể khái quát lại gồm:
Phương pháp đối thoại gợi mở
editGiảng dạy bằng cách trao đổi giữa thầy và trò, giữa người dạy và người học nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo và khoa học, khả năng tư duy của người học.
- Ông nói - Kẻ nào chẳng phấn phát lên để hiểu thông, thì ta chẳng giúp cho hiểu thông được. Kẻ nào chẳng ráng lên để tỏ ý kiến mình, thì ta chẳng khai phát cho được. Kẻ nào đã biết rõ một góc, nhưng chẳng chịu căn cứ vào đó để biết luôn ba góc kia, thì ta chẳng dạy kẻ ấy nữa.
Phương pháp kết hợp học đi đôi với hành
editTheo Khổng tử , học phải đi đôi với hành . Lời nói kết hợp với việc làm, là thực hành điều đã học và đem tri thức của mình vận dụng vào trong cuộc sống.
- Ông nói - Người quân tử trước học văn chương (như Kinh Thi, Kinh Thư) đặng mở rộng trí thức của mình; kế đó, người nương theo lễ giáo mà kiềm giữ lấy nết mình; nhờ vậy mà khỏi trái đạo lý. - (Quân tử bác học ư văn; ước chi dĩ lễ; diệc khả dĩ phất bạn hỹ phù).
Phương pháp "ôn cũ biết mới"
editThường xuyên rèn luyện, tu dưỡng , ôn lại những gì đả học và tiếp thu những kiến thức mới
- Ông thường nhắc rằng: "Người nào ôn lại những điều đã học, do nơi đó mà biết thêm những điều mới, người đó có thể làm thầy thiên hạ đó - (Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hỹ)".
Theo Khổng Tử, muốn tiến bộ người học phải luôn cố gắng nỗ lực, siêng năng trau dồi tri thức cho mình, phải luôn có thái độ cầu tiến, vượt lên. Người học nhất định phải có thái độ khách quan trong học tập, không được vị kỷ tư dục, võ đoán, cố chấp, tự phụ chủ quan - Vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã.
Trong quá trình giáo dục, Khổng Tử nhấn mạnh Tôn kín thầy và tôn trọng đạo (Tôn sư trọng đạo) cả thầy và trò đều phải có nghĩa vụ với nhau . Trò phải tôn kính thầy, dẫu sau này có thành đạt, quyền cao chức trọng đến đâu chăng nữa cũng không được bỏ rơi lễ nghĩa, vẫn luôn phải cung kính thầy. Ngược lại, người thầy thì phải có tư cách mẫu mực để làm gương cho trò. Người thầy có can trực, đạo đức, như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước.
Chính trị
editTư tưởng chính trị Khổng Tử dựa trên tư tưởng đạo đức của ông. Ông cho rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ cai trị bằng Lễ nghĩa và đạo đức ' chứ không phải bằng vũ lực và mua chuộc.
- Ông đã giải thích điều đó tại một trong những đoạn quan trọng nhất ở cuốn Luận Ngữ: "Dùng mệnh lệnh, pháp luật để dẫn dắt chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy tuy có giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân, làm như vậy chẳng những dân hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, mà còn cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ mặt tư tưởng." . Sự "biết sỉ nhục" là sự mở rộng của trách nhiệm, nơi mà hành động trừng phạt đi trước hành động xấu xa, chứ không phải đi sau nó như trong hình thức luật pháp của Pháp gia.
Trong khi ủng hộ ý tưởng về một vị Hoàng đế đầy quyền lực, nguyên nhân là vì tình trạng hỗn loạn ở Trung Quốc thời Xuân Thu, các triết lý của Khổng Tử chứa đựng một số yếu tố hạn chế sự lạm quyền của những nhà cai trị. Theo ông người cầm quyền phải có đạo đức, đặt nhân nghĩa lên hàng đầu và đặt lợi ích của dân chúng cao hơn lợi ích bản thân.
- Ông cho rằng lời lẽ phải luôn ngay thật; vì thế tính trung thực có tầm quan trọng hàng đầu. Sự thành thật có thể làm cảm động lòng người, quy tụ thiên hạ. Ông nói "Có lòng thành thật thì sẽ biểu hiện ra ngay. Hiện rõ ra rồi thì sẽ sáng chói. Sáng chói thì sẽ cảm động đến lòng ngươi". Thậm chí Khổng Tử còn ca ngợi người lãnh đạo biết nhường quyền lực cho người tài đức hơn mình. Ông nói "Thái Bá là con người có đức hết mực. Nhiều lần ông ta đem thiên hạ nhường cho người khác, nhưng không để dân chúng biết mà ca ngợi công đức của mình".
Khi bàn luận về mối quan hệ giữa thần dân và nhà vua (hay giữa con và cha), ông nhấn mạnh sự cần thiết phải có sự tôn trọng của người dưới với người trên.
- Điều này không có nghĩa là người dưới phải răm rắp tuân theo mọi mệnh lệnh từ người trên như nhiều người hiện nay suy diễn sai mà người dưới phải đưa ra lời khuyên cho người trên nếu người trên có hành động sai lầm.
Tư tưởng này được học trò của ông là Mạnh Tử phát triển thêm khi nói rằng nếu nhà vua không coi trọng nhân dân và có những hành vi gây hại cho đất nước, ông ta sẽ mất Thiên mệnh và sẽ phải bị lật đổ. Vì thế hành động giết bạo chúa không bị coi là phản nghịch mà là đúng đắn, bởi vì tư cách của kẻ bạo chúa giống một kẻ cướp hơn là một vị vua. Ngược lại người trên cũng phải dùng lễ nghĩa đối xử với người dưới nếu không sẽ bị xem là vô đạo.
- Ở thời đại của sự phân chia, hỗn loạn và những cuộc chiến tranh không dứt giữa các nước chư hầu, ông muốn tái lập Thiên Mệnh để có thể thống nhất "thiên hạ" (天下, mọi thứ dưới gầm trời, ở đây nghĩa là Trung Quốc) và mang lại hòa bình, thịnh vượng cho nhân dân. Vì thế Khổng Tử thường được coi là người đã đề xướng chủ nghĩa bảo thủ, nhưng khi xem xét kỹ những đề xuất của ông ta thấy ông đã sử dụng (và có thể cố ý bóp méo) những định chế và lễ nghi trong quá khứ nhằm đặt ra một hệ thống chính trị mới của riêng mình. Ông mơ ước về sự khôi phục một vương quốc thống nhất mà những vị vua phải được lựa chọn xứng đáng theo đạo đức (như vua Nghiêu, vua Thuấn) chứ không phải theo dòng họ. Những người cai trị phải hành động vì nhân dân, và họ phải đạt tới mức hoàn thiện. Một vị vua như vậy có thể dùng đạo đức của mình giáo hóa nhân dân thay vì áp đặt mọi người bằng pháp luật và quy định.
Thuật lãnh đạo
editNho giáo chủ trương: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh (Dân là quý nhất, rồi đến đất nước, cuối cùng mới là vua)"
- Muốn cai trị thiên hạ, theo Khổng Tử người lãnh đạo phải Chính danh
Nho giáo có quan niệm cai trị bằng nhân nghĩa, bằng cách giáo dục quần chúng
- Sách Đại Học viết: "Người nhân dùng của cải của mình để hoàn thiện phẩm đức. Kẻ bất nhân dùng sinh mệnh của mình để vơ vét thêm của cải. Chưa từng có bậc vua nào yêu điều nhân mà dân chúng lại không yêu điều nghĩa. Chưa từng có người nào hiểu điều nghĩa mà lại làm việc không hết lòng... Điều này nói lên rằng: người trị quốc không nên xem tài sản là vốn quý, mà nên xem nhân nghĩa là vốn quý.
- Khổng Tử nói: "Dùng mệnh lệnh pháp luật để hướng dẫn chỉ đạo dân, dùng hình phạt để quản lý dân, làm như vậy có thể giảm được phạm pháp, nhưng người phạm pháp không biết xấu hổ, sỉ nhục. Dùng đạo đức để hướng dẫn, dùng lễ nghĩa để giáo hóa dân thì dân sẽ hiểu được thế nào là nhục nhã khi phạm tội, sẽ cam tâm tình nguyện sửa chữa sai lầm của mình tận gốc từ tư tưởng".
Về đạo đức người lãnh đạo , người cầm quyền lãnh đạo quốc gia dựa vào đạo đức thì dân chúng đều quy phục.
- Người bề trên ngay thẳng, dù không ra lệnh, người dưới vẫn làm theo. Người bề trên không ngay thẳng, tuy có mệnh lệnh rất nghiêm, người dưới cũng chẳng theo . Người lãnh đạo phải tự mình làm gương cho dân noi theo, chịu khó nhọc cùng những công việc khó nhọc của dân . Sách Đại Học có câu: "Đức là gốc, tài sản là ngọn. Nếu như bỏ gốc mà lấy ngọn, thì sẽ tranh lợi với dân, cướp bóc dân. Nếu ở trên phản lại lòng dân, chỉ biết phát ra những mệnh lệnh trái lẽ, chỉ lo tích tụ tài sản châu báu ngọc ngà, thì dân chúng sẽ đối xử lại bằng những điều phản nghịch, khiến cho triều đình ngày một khánh kiệt".
- Khổng Tử nói "Người bề trên coi trọng lễ thì lãnh đạo dân chúng rất dễ .
Trong quan hệ cấp trên với cấp dưới
- Quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới không phải là quan hệ một chiều. Tử Lộ hỏi về đạo thờ vua, Khổng Tử nói "Không được lừa dối vua. Nhưng nếu vua sai lầm, phải hết sức khuyên can dù phải xúc phạm đến vua
Thuật lãnh đạo của Nho giáo đề cao những lãnh đạo biết quý trọng tài năng, biết dùng người
- Nho giáo xem hiền tài là nguyên khí quốc gia, vì vậy "Phát hiện người có tài đức mà không đề bạt cất nhắc hoặc không trọng dụng, đây là khinh rẻ người có tài đức vậy. Phát hiện kẻ bất lương làm sai trái mà không bãi chức, bãi chức rồi mà không đuổi ra nơi xa xôi hẻo lánh, đây gọi là dung túng cho kẻ bất lương vậy. Ưa thích cái mà mọi người ghét bỏ, ghét bỏ cái mà mọi người ưa thích, thế gọi là làm trái bản tính con người, tai họa nhất định giáng xuống kẻ ây". Cho nên, làm người quân tử cần nhớ kỹ đạo lý lớn này: phải dựa vào trung tín mới được thiên hạ, còn nếu kiêu ngạo, phóng túng thì nhất định mất thiên hạ
Người lãnh đạo phải có học vấn mới thực hiện tốt công việc của mình. Điều quan trọng nhất trong việc cai trị thiên hạ là lễ nhạc, luật lệ và văn tự . Nếu nắm vững ba điều này thì ít phạm sai lầm . Ngòai ra, người lãnh đạo còn phải thấm nhuần đạo Trung dung
Nho giáo nguyên thủy muốn xây dựng xã hội hài hòa, thiết lập quan hệ tốt đẹp giữa người cai trị và dân chúng, đào tạo ra người lãnh đạo tài đức chứ không phải là công cụ của giai cấp thống trị bảo vệ chế độ chính trị của họ, thậm chí Nho giáo rất gần với tư tưởng về nhà nước dân chủ . Sau đây là tóm tắt Đạo đức của người lảnh đạo
- Tu dưỡng bản thân thì đạo đức được xác lập.
- Tôn trọng hiền tài thì không bị mê hoặc, ngu tối.
- Yêu quý thân tộc thì chú bác, anh em không oán hận.
- Kính trọng đại thần thì công việc ít phạm sai lầm.
- Săn sóc quần thần thì kẻ sĩ tận lực báo đáp.
- Quan tâm đến dân thì dân chúng thực hiện tốt mọi điều bề trên đề ra.
- Khuyến khích bách nghệ phát triển thì vật dụng, hàng hóa buôn bán đủ đầy, sung túc.
- Trọng đãi người nước ngoài đến nước mình làm ăn sinh sống thì bốn phương quy thuận.
- Vỗ về chư hầu thì khắp thiên hạ sẽ kính phục.