Vai trò của cá nhân

Quan niệm Khổng giáo về cá nhân

edit

Xã hội được tạo ra từ nhiều cá nhân. Cá nhân là căn bản của xã hội. Nho giáo coi trọng quan hệ giữa người và người, việc tu dưỡng thành người. Đã là người thì phải học, phải tu dưỡng . Nhân tánh và đạo đức là linh thiêng, không có đạo đức thì con người chẳng khác gì cầm thú vô tri vô giác. Đạo đức là trung tâm của tư tưởng nhân nghĩa được xây dựng trên cơ sở khuynh hướng nhân bản . Đối với người cầm quyền phải biết lo giáo hóa, giáo dục dân chúng để dân chúng noi làm cho thuần phong mỹ tục trở nên tốt đẹp.

Hữu Tử nói

Giữ được chữ tín là đã tiếp cận với nghĩa, có như vậy lời hứa mới thực hiện được. Giữ được cung kính là đã tiếp cận với lễ, có như vậy mới tránh xa được điều sỉ nhục .

Tiêu chuẩn tu dưỡng cá nhân

edit

Khổng giáo đặt ra các tiêu chuẩn dưới đây để làm nền tảng cho việc tu dưỡng cá nhân

Tam cương , Ngũ thường

edit
  • Tam cương : 3 mối quan hệ giửa phái nam với Vua (Quân) , Thầy (Sư) , Cha (Phụ)
  • Ngũ thường : 5 đức tính cần phải có ở nam giới bao gồm Nhân, Nhân từ . Lễ, Lễ phép . Nghĩa, Nghĩa khí . Trí, Thông minh . Tín. Tín cẩn

Tam tòng , Tứ đức

edit
  • Tam tòng  : 3 mối quan hệ giứa người phụ nữ với Cha (Phụ) , Chồng (Phu) và Con (Tử) theo nhu Tại gia tòng phụ . Xuất giá tòng phu . Phu tử tòng tử
  • Tứ đức : 4 đức tính tốt mọi người phụ nử phải có bao gồm Công: Công việc . Ngôn: Ngôn từ . Dung: Nhan sắc . Hạnh: Tính nết

Nguyên tắc trung dung

edit

Trung là không lệch về phía nào, Dung là không thay đổi. Vậy, Trung Dung là không thiên lệch , không thiên vị , không hối hả , Không thái quá lúc nào cũng giử thái độ ôn hòa , hòa đồng trong quan hệ giửa người với người và trong việc xử lý sự việc

  • Trung dung trong Vũ trụ , vạn vật
Vũ trụ và vạn vật luôn luôn biến hóa theo lẽ điều hòa và tương đối, lưu hành mãi mãi không lúc nào ngừng nghỉ. Thiên đạo đã không cố định thì việc đời có gì là cố định? Vậy ta cứ tùy thời mà hành động, miễn sao giữ được sự điều hòa và trung chính. Làm việc gì cũng phải lấy Trung Dung làm căn bản, tức là không thái quá, cũng không bất cập, luôn luôn thích hợp với Đạo Trung hòa của Trời Đất.
  • Trung dung trong xử thế
Trung dung là lối cư xử trung hoà không quá thừa hay quá thiếu . Trong mọi hoàn cảnh, con người cần kiềm chế cảm xúc, làm chủ bản thân.
Khi tình cảm như vui mừng, hờn giận, đau thương, khoái lạc chưa biểu hiện ra thì gọi là trung; biểu hiện ra rồi nhưng phù hợp, đúng mức thì gọi là hòa. Trung là điều cơ bản lớn nhất trong thiên hạ. Hòa là chuẩn tắc phổ biến nhất trong thiên hạ. Trung hòa mà đạt đến tột cùng thì mọi cái trong trời đất đều ở vị trí thỏa đáng, vạn vật sẽ sinh sôi nảy nở.
  • Đạo trung dung trong quân tử và tiểu nhân
Lời nói và việc làm của người quân tử thì phù hợp với chuẩn tắc trung dung, còn kẻ tiểu nhân thì phản lại trung dung. Người quân tử luôn giữ trạng thái trung hòa, không thái quá hay bất cập. Kẻ tiểu nhân thì không hề lo sợ, nể nang hay e dè , nên cách nói năng của và hành động của kẻ tiểu nhân không thái quá thì cũng bất cập. Người quân tử phải giữ trọn đạo Trung dung trong bất cứ hoàn cảnh nào .

Ba hạng người

edit

Khổng Tử chia con người thành ba hang tuỳ theo mức độ tu dưỡng

Người có đạo đức và trí tuệ cao hơn quân tử là thánh nhân. Thánh nhân là người thông hiểu đạo lý trời đất; người có thể soạn ra cương lĩnh, biện pháp lớn để quản lý thiên hạ.
Sách Trung Dung viết:
Chỉ có bậc chí thánh trong thiên hạ mới có đủ: Tài trí thông minh, nhìn xa thấy rộng, đủ sức để cai trị thiên hạ. Có lòng khoan dung độ lượng đủ để bao dung dân chúng và vạn vật. Tính tình cương nghị quyết đoán đủ để cầm nắm việc chính sự. Thái độ đoan chính ngay thẳng để mọi người kính nể. Văn chương điển lý tinh tế, xét đoán minh bạch đủ để phân biệt phải trái. Đạo đức của bậc chí thánh rộng lớn, sâu xa vô bờ bến, bao la rộng lớn như trời cao, sâu như vực thẳm... Chỉ có bậc thánh nhân có đức thật cao cả mới có thể soạn ra được cương lĩnh, biện pháp lớn để quản lý thiên hạ, xây dựng bồi đắp cái gốc lớn cho thiên hạ, thông hiểu hết đạo lý trời đất nuôi dưỡng vạn vật....
Quân tử là người thực hành các đạo lý do thánh nhân truyền dạy . Quân tử là người ngay thẳng, theo lẽ phải và không khuất phục bạo lực và không vị lợi ít cá nhân
Người quân tử vừa ra sức coi trọng đạo đức vốn có của mình, vừa ra sức chăm lo học tập; vừa phấn đấu đạt đến tầm rộng lớn của đạo, vừa nắm hết chỗ tinh vi tận cùng của đạo. Muốn có được đạo đức cao minh, phải thông hiểu đạo lý trung dung, ôn tập những kiến thức đã nắm chắc, từ đó mà thu hoạch thêm những kiến thức mới; trung hậu, chất phác, giản dị lại ham chuộng lễ nghi nghiêm túc. Khi ở ngôi cao thì không kiêu ngạo, khi làm kẻ dưới thì chẳng dám gây điều trái nghịch, bất chấp lễ nghĩa. Khi nước có đạo, người quân tử có thể ra giúp nước, nghĩ mưu kế để khiến nước nhà hưng thịnh. Khi nước không có đạo, người quân tử có thể dựa vào trí sáng suốt của mình, tránh cho mình khỏi bị tai ương họa hại.
Tiểu nhân là người hèn mọn không ngay thẳng , không theo lẻ phải , hành dộng theo lợi ít cá nhân
Lời nói và việc làm của người quân tử thì phù hợp với chuẩn tắc trung dung, còn kẻ tiểu nhân thì phản lại trung dung. Người quân tử luôn giữ trạng thái trung hòa, không thái quá hay bất cập. Kẻ tiểu nhân thì không hề lo sợ, nể nang hay e dè , nên cách nói năng của và hành động của kẻ tiểu nhân không thái quá thì cũng bất cập. Người quân tử phải giữ trọn đạo Trung dung trong bất cứ hoàn cảnh nào .