Xã hội công bằng
Khổng Tử đã khởi xướng thuyết đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản là nền móng của xã hội ổn định.
Ông từng nói
- Thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu chỉ sợ không đều.
Tư tưởng này được nói rõ trong thiên Lễ vận thuộc Kinh Lễ
- Thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng. Người ta không sợ thiếu chỉ sợ có không đều". Tư tưởng này được nói rõ trong thiên Lễ vận thuộc Kinh Lễ: "Đạo đức lớn được thực hành thì thiên hạ là của chung. Kén chọn kẻ có tài đức ra làm việc. Giảng giải điều tín nghĩa, sửa trị điều hoà mục. Cho nên mọi người không riêng thân cha mẹ mình, không riêng yêu con cái mình, khiến người già cả có chỗ sử dụng năng lực, các thiếu niên được nuôi dạy khôn lớn. Thương người goá bụa, thương kẻ mồ côi và những người già không nơi nương tựa. Người tàn tật phải có chỗ nuôi dưỡng, con trai đều có nghề nghiệp, con gái đều có chồng con. Như vậy thì của cải vứt bỏ dưới đất cũng không ai nhặt mà cũng không cần thiết phải cất giữ cho riêng mình. Còn về năng lực thì e không có cách gì để thi thố mà không cần phải giữ làm của riêng. Do đó mọi âm mưu đều bị mai một mà không thể xảy ra, mọi hành vi trộm cắp, gây rối, giặc cướp đều không thể nổi dậy, cửa ngõ không cần đóng. Như thế gọi là Đại đồng." .
Nho giáo đã trình bày tương đối hoàn chỉnh có hệ thống về thuyết đại đồng
- Thiên hạ vi công .
- Tuyển hiền nhiệm năng .
- Các tận kỳ năng .
- Giảng tín tu mục .
- Các tận kỳ sở .
- Thiên hạ là của chung
- Biết chọn hiền tài
- Làm việc hết lòng
- Quý trọng tín nghiả
- Tưởng thưởng công lao