Y khoa sơ khởi được ghi nhận từ lâu trong nhiều nền văn minh cổ như Ấn Độ, Ai Cập, Trung Hoa hay Hy Lạp. Từ "y học" trong tiếng Anh là "medicine" có nguồn gốc từ tiếng Latin là "ars medicina", nghĩa là "nghệ thuật chữa bệnh".

Y học là một lĩnh vực khoa học ứng dụng liên quan đến nghệ thuật chữa bệnh, bao gồm nhiều phương pháp chăm sóc sức khỏe nhằm duy trì, hồi phục cơ thể từ việc phòng ngừa và chữa bệnh. Y học hiện đại ứng dụng các kiến thức khoa học sức khỏe, nghiên cứu về y sinh học và công nghệ y học để chẩn đoán và chữa trị bệnh tật thông qua thuốc men, phẫu thuật hoặc bằng nhiều phương pháp trị liệu phong phú khác.

Y học được chia ra làm 2 nhánh Đông yTây y

Đông y và Tây y edit

Đông y edit

Đông y hay Y học cổ truyền Trung Quốc là một nhánh của y học cổ truyền được dự định dựa trên hơn 3.500 năm hành nghề y học Trung Quốc bao gồm nhiều hình thức khác nhau của thảo dược, châm cứu, trị liệu bằng cạo gió, xoa bóp, nắn xương, khí công và liệu pháp ăn kiêng .

Các học thuyết của y học Trung Quốc bắt nguồn từ các cuốn sách như Hoàng đế nội kinh (黄帝内经) và Thương hàn luận (伤寒论), cũng như trong các quan niệm vũ trụ học như âm dương và ngũ hành. Bắt đầu từ những năm 1950, những quan niệm này đã được chuẩn hóa tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, bao gồm cả những nỗ lực để tích hợp chúng với các quan niệm hiện đại về giải phẫu và bệnh lý. Trong những năm 1950, chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy một hình thức Đông y được hệ thống hóa.

Tây y edit

Nhiệm vụ cấp bách. Nghiên cứu thiết bị vẽ bản đồ cơ thể người,siêu âm cầm tay, chế độ chăm sóc sức khoẻ toàn diện cho bà bầu và trẻ sơ sinh tại Châu Phi. Thiết lập chế độ Hộ nghèo, hộ cận nghèo để có danh sách, tạo hành lang pháp lý cho tình nguyện viên,từ thiện viên, chế độ bao cấp lương thực tại châu Phi quyết tâm xoá đói giảm nghèo Ông Hippocrates được xem là tổ sư của ngành y mà kế thừa ngày nay là y học phương Tây hay Tây y. Ông Galen đã đặt nền tảng phát triển cho lý luận y khoa.

Sau khi đế chế La Mã sụp đổ và bắt đầu thời Trung Cổ, các lương y trong thế giới đạo Hồi đã kế tục và tạo nên bước đột phá lớn cho ngành nhờ được hỗ trợ từ bản dịch sang tiếng A rập các công trình của Hippocrates và Galen.

Nhiều lương y tiên phong nổi tiếng là người A Rập, như ông Avicenna được gọi là "tổ sư y học hiện đại" . Ông Abulcasis là tổ sư ngành phẫu thuật, ông Avenzoar là tổ sư ngành phẫu thuật thực nghiệm, ông Ibn al-Nafis là tổ sư ngành sinh lý học circulatory physiology, và ông Averroes. Còn ông Rhazes sáng lập ngành nhi khoa là người đầu tiên phản biện thuyết Grecian về humorism vẫn ảnh hưởng đến y học phương Tây thời Trung đại.