Kỳ Na giáo
Kì-na giáo là một trong những tôn giáo lâu đời trên thế giới do Mahavir (599 TCN - 527 TCN) sáng lập ra tại bắc Ấn Độ . Ông được coi là người cùng thời với đức Phật Buddha vào thế kỷ thứ VI trước Công nguyên. Cả đức Mahavira và đức Phật Buddha đều có dòng dõi quý tộc và đều từ bỏ tất cả của cải quyền lực để sống một cuộc đời tu hành khổ hạnh.
Kì-na giáo (chữ Hán: 耆那教) hay là Jaina giáo (tiếng Anh: Jainism), là một tôn giáo của Ấn Độ . Một tôn giáo có hệ tư tưởng ngoài hệ thống thánh điển Veda . Kỳ Na giáo được khai sang do những vị mở đường có Rsabha, Agitanàtha và Aritanemi . Cả ba đều ở thời cổ đại và được đề cập tới trong kinh Yagur-Veda. Triết lý và phương thức thực hành của đạo dựa vào nỗ lực bản thân (Tu than) để đến cõi Niết Bàn.
Các tín đồ đạo Jaina là những người ăn chay nghiêm ngặt và đòi hỏi phải thực hiện một số nghi thức hành lễ mỗi ngày. Kỳ Na giáo được chia thành hai hệ phái chính: Digambara (Lõa hình – không mặc quần áo) và Svetambara (Chỉ mặc đồ trắng). Hệ phái Svetambara cử hành một nghi thức được biết là puja, trong đó những người hành lễ làm tám biểu tượng cúng bái trước hình ảnh của một tirthankara (Thầy cả).
Trong một thời gian dài Kì-na là tôn giáo của vương quốc Ấn Độ và được truyền bá rộng rãi ở tiểu lục địa Ấn Độ. Tôn giáo này đã suy yếu từ thế kỷ VIII do sự phát lên mạnh mẽ của các tín đồ đi theo đạo Hindu và đạo Hồi.