Phương pháp chẩn bệnh
Chẩn bệnh còn được gọi là Lâm sàng, những bước cơ bản để thiết lập một chẩn đoán y khoa bao gồm Hỏi, Nhìn, Sờ, Gõ, Nghe trong Y học hiện đại (Tây y) tương đương với Tứ chẩn là Vọng chẩn (nhìn), Văn chẩn (nghe), Vấn chẩn (hỏi) và Thiết chẩn (sờ nắn, bắt mạch) trong Y học cổ truyền.
Một khi đã có chẩn đoán sơ bộ từ việc thăm khám lâm sàng nói trên, người thầy thuốc có thể quyết định điệu trị ngay hoặc đề nghị một số xét nghiệm cận lâm sàng khác để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ chẩn đoán. Các xét nghiệm cận lâm sàng thường được dùng trong chẩn đoán là huyết học, sinh hóa, hình ảnh học, vi sinh vật học, tế bào học, giải phẫu bệnh, thăm dò chức năng và có thể là các xét nghiệm cao cấp hơn như di truyền học
Tứ chẩn
editPhương pháp chẩn bệnh qua 4 cương lĩnh Quan sát, Nghe ngóng, Hỏi han, Dò mạch
- Vọng chẩn (Quan sát)
- Văn chẩn (Nghe ngóng)
- Vấn chẩn (Hỏi han)
- Thiết chẩn (Dò mạch)
Bát cương lĩnh
editBát cương là một trong các nguyên lý trong chẩn đoán Đông y xuất xứ từ Trung Quốc . Bát cương cho một đánh giá về bệnh qua các biểu hiện trên cơ thể con người bao gồm
- Hãn (Xuất hạn - Làm cho ra mồ hôi),
- Thổ (Ói mửa - Làm cho nôn mửa)
- Hạ (Ỉa - Ỉa cho ra)
- Hòa (hòa giải - Làm cho tan biến)
- Ôn (Ổn nhiệt - hâm nóng làm cho ấm)
- Thanh (Ổn hàn - Làm cho mát)
- Tiêu (Ít ăn - Ăn ít lại)
- Bổ (Bồi bổ - tăng cường bổ dưởng) để khôi phục cân bằng chỉnh thể, hóa giải mâu thuẫn giữa "chính khí" (sức chống bệnh) và "tà khí" (tác nhân gây bệnh).
Bát cương gồm bốn cặp phạm trù:
- Biểu - Lý (表裡) ()
- Hàn - Nhiệt (寒熱) (Lạnh - Nóng)
- Hư - Thực (虛實) ()
- Âm - Dương (陰陽) {Tính Âm Dương)