Phong tục tập quán đạo Phật

Ăn chay

edit
Thói quen ăn chay
250px
Mô tảChế độ ăn chay có nguồn gốc từ thực vật, có hoặc không có trứng và sữa
Phân loạiĂn chay có trứng (Ovo), ăn chay có sữa (lacto), ăn chay có trứng và sữa (ovo-lacto), chủ nghĩa thuần chay, ăn chay tươi sống, chế độ ăn uống toàn trái cây, ăn chay theo đạo Hindu, ăn chay theo đạo Phật, ăn chay Jain, ăn chay theo đạo Do Thái, ăn chay theo đạo thiên chúa

{{template other|

Ăn chay là việc thực hành kiêng ăn thịt (thịt đỏ, thịt gia cầm, hải sản và thịt của bất kỳ động vật nào khác), và cũng có thể bao gồm kiêng các sản phẩm phụ của quá trình giết mổ động vật

Người ăn chay là người sống theo chế độ ăn kiêng ngũ cốc, đậu, các loại đậu, hạt, hạt, rau, trái cây, nấm, tảo, men và/hoặc một số thực phẩm không có nguồn gốc động vật khác (ví dụ như muối) có hoặc không có sữa, mật ong và/hoặc trứng. Người ăn chay không ăn thực phẩm bao gồm hoặc đã được sản xuất với sự hỗ trợ của các sản phẩm bao gồm hoặc được tạo ra từ bất kỳ bộ phận nào của thân động vật còn sống hoặc đã chết. Đáng ngạc nhiên là một số người tự cho mình là người ăn chay vẫn tiếp tục tiêu thụ các sản phẩm có chứa xác động vật bị giết mổ như gelatin (làm từ da và xương xay sẵn, có trong Jell-O, viên nang bổ sung và phim chụp ảnh) và rennet (làm từ niêm mạc dạ dày bê, dùng để làm đông pho mát cứng).

Thờ cúng

edit

Cúng tế là nghi thức dâng lễ vật lên thần linh để tỏ lòng cung kính hay tưởng nhớ người đã khuất, thường đi đôi với việc báo tin hay kỷ niệm một sự kiện đặc biệt nào đó liên quan đến cõi vô hình.

Cúng

edit

[[Tập tin:Dinh trang tri dap noi rong va nghe.png|nhỏ|phải|Đỉnh bằng gốm, sản phẩm làng Bát Tràng, chế tạo năm 1736 triều Cảnh Hưng]] Đối với người Việt việc cúng tế thường có hoa, trái cây, thức ăn. Mọi vật được bày lên một mặt phẳng, trang trọng thì dùng bàn thờhương án. Kém hơn thì dùng mâm hoặc khay.

Tùy vào trường hợp thức ăn dùng cúng có thể là thức ăn chay nếu là cúng Phật, hay thức ăn mặn. Khiêm tốn thì có khi chỉ là chén nước lã.

Khi cúng người hành lễ đứng trước bàn thờ chắp hai tay đưa lên trước mặt rồi với động tác hạ dần xuống ngang bụng, tức là "vái". Người cúng có khi "lạy" bằng cách đứng lên rồi quỳ sụp xuống đất, có quy thức hẳn hoi. Người cúng đọc thầm lời ước nguyện, gọi là "khấn".

Tín ngưỡng của người Việt khi cúng còn dùng nhang, đốt ở ngọn rồi cắm vào một vật đặt trên bàn thờ. Vật này, sang trọng quy mô là đỉnh, nhỏ hơn là lư hương, có khi chỉ là cái bát đựng cát hoặc gạo để có thể cắm nén nhang đứng thẳng vào, gọi là bát hương.

Ngoài lư hương cắm hương, bàn thờ có thể bày thêm các lễ cụ khác thành một bộ như chân đèn cắm nến là bộ tam sự (lư hương và hai chân đèn) hoặc ngũ sự (lư hương, hai chân đèn, bình hoa, quả bồng).

Cúng Phật thì giữa bàn thờ bày tượng Phật, cúng thần hay tổ tiên thì thường có bài vị.

Tế

edit

[[Tập tin:Hoi lang Quay.jpg|phải|nhỏ|Tế An Dương VươngCổ Loa]] nhỏ|phải|Cổng vào Trai cung, Đàn Nam Giao, Huế, nơi vua nhà Nguyễn dùng để tế Trời Đất Tế là một loại nghi lễ giống như cúng nhưng quy mô hơn, lớn hơn phạm vi một gia đình. Một dòng họ, thôn làng, đền chùa, hay đoàn thể có thể tổ chức đám tế để kỷ niệm một sự kiện: dòng họ thì tế tổ, thôn làng tế thành hoàng, đền chùa làm lễ Chẩn tế (cúng thí thực, cúng cô hồn), đoàn thể tế tổ sư...

Đám tế thường có phường nhạc bát âm, trống, và chiêng tấu nhạc khi cử hành nghi thức, có phần trang trọng và kiểu thức cung nghinh. Một yếu tố quan trọng trong tế lễ là bài văn tế được đọc lên trong buổi lễ rồi đốt đi.

Ngoài thức ăn, lễ vật dâng tế thần thường có rượu, trà.

Thời phong kiến vụ tế quan trọng nhất trong nước là do nhà vua đích thân cử hành tế Trời Đất, tức là tế Nam Giao. Lễ tế này được cử hành rất trang nghiêm vào buổi tối ở địa điểm phía nam kinh thành, dựng lên với mỗi một mục đích tể Trời, gọi là Đàn Nam Giao.

Lễ hội Phật giáo

edit
     
Phật Đản (chữ Nho 佛誕 - nghĩa là ngày sinh của đức Phật) hay là Vesak (tiếng Phạn: Vaiśākha, Devanagari: वैशाख, Sinhala: වෙසක් පෝය) là ngày kỷ niệm Phật Tất-đạt-đa Cồ-đàm sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni năm 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.
Vu lan (chữ Hán: 盂蘭, bính âm: Zhōngyuán Jié; sa. ullambana), còn được hiểu là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo (Đại thừa Bắc tông) và phong tục Trung Hoa. Lễ này trùng với Tết Trung nguyên của người Hán, và cũng trùng hợp với ngày Rằm tháng 7 Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Theo tín ngưỡng dân gian, là ngày mở cửa ngục, ân xá cho vong nhân nên có lễ cúng cô hồn (vào buổi chiều) cho các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa, không có thân nhân trên Dương thế để thờ cúng, và là ngày mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sanh về cảnh giới an lành. Vào "tháng cô hồn" (tháng 7 âm lịch),
Cúng cô hồn, cúng vong linh là một hoạt động tâm linh tương đối phổ biến tại Trung Quốc, Việt Nam với việc thực hiện các nghi thức cúng tế cho các cô hồn, thường là vào tháng Bảy âm lịch, trong dịp lễ Tết Trung Nguyên (Vu-lan).[1]
Cúng mộ tổ tiên . Nói đến Tết Thanh minh thì bao giờ người ta cũng nghĩ đến lễ tảo mộ và hội đạp thanh. Tại Việt Nam các tỉnh Bắc bộ và cộng đồng người gốc Hoa thì ăn tết này theo ngày tiết Thanh minh như Trung Quốc, từ các tỉnh Thanh Hóa trở vào Trung bộ vẫn ăn tết Thanh Minh theo truyền thống vào ngày 3 tháng 3 âm lịch.