Mời bạn cho ý kiến

edit

Chào bạn, mình mới đề ra một số quy định, mời bạn xem qua và cho ý kiến để nó nhanh được thống nhất và đưa vào thực hiện. Cảm ơn bạn nhiều. Auhg8 (talk) 03:03, 1 November 2020 (UTC)Reply

Một số câu hỏi trước khi báo cáo chính thức

edit
Chào bạn, mình đã nghiên cứu và trả lười được một số câu hỏi. Tuy nhiên, với một số câu hỏi ở cuối (trung lập, lớp học,...) mình mong muốn được đóng góp ý kiến riêng (có thể không hoàn toàn giống các phiên bản tiếng nước ngoài hiện có) thì bạn nghĩ thế nào? Khi báo cáo chính thức mình sẽ nêu cụ thể và mong nhận được sự góp ý của bạn và các thành viên khác (nếu có). Auhg8 (talk) 12:07, 31 December 2020 (UTC)Reply
@Auhg8: Bạn có thể đóng góp ý kiến riêng. Tuy nhiên dự án chúng ta không nên đi quá lệch hướng so với các dự án khác. Với lại mục đích nghiên cứu của chúng ta là nhằm định hướng phát triển Wikiversity. Một khi dự án chúng ta đã có một ngọn cờ chỉ đường thì mới có thể tăng tốc phát triển được. Khi báo cáo, mình muốn bạn viết một câu hoặc đoạn văn ngắn mà đó trở thành ngọn cờ chỉ đường cho dự án Wikiversity tiếng Việt.Đức Anh (talk) 12:14, 31 December 2020 (UTC)Reply
Mình hiểu, cảm ơn bạn. Auhg8 (talk) 12:17, 31 December 2020 (UTC)Reply

Báo cáo lần 1

edit

Báo cáo lần này là những vấn đề không chuyên sâu.

1. Wikiversity là gì?

  • Wikiversity là một trang wiki. Đây là một dự án mở của Quỹ Wikimedia dành cho các nguồn tài nguyên học tập, các dự án học tập và nghiên cứu, sử dụng ở mọi cấp độ, loại hình giáo dục từ mầm non đến đại học, bao gồm cả đào tạo chuyên nghiệp và không chính quy.

2. Mục đích của Wikiversity

  • Tạo và lưu trữ các tài liệu/tài nguyên học tập đa ngôn ngữ, đa khoa, miễn phí, dành cho mọi nhóm tuổi và cấp học (tiểu học, trung học và hơn thế nữa).
  • Tổ chức các dự án học tập.

3. Học liệu là gì?

  • Học liệu là các phương tiện (ở đây là các trang, bài viết) mang nội dung phục vụ học tập, nghiên cứu.

4. VietJack có phải một trang học liệu không?

  • Như định nghĩa về học liệu trên, ta có thể thấy VietJack cũng là một trang học liệu. Ví dụ về một số trang học liệu: Hoc247, wikiHow, Wikiversity.

5. Wikiversity giống một phần so với VietJack

  • Đều là trang học liệu.
  • Wikiversity: mở, miễn phí, nội dung bao quát (hầu hết) các lĩnh vực, chương trình tiểu học, trung học,…
  • VietJack: không mang tính mở; ngoài tính năng “quen” nhất là giải bài tập SGK (kèm theo lí thuyết) nó còn có “Cổng hỏi đáp”, “Trang học trực tuyến”,… (xem thêm tại trang giới thiệu của VietJack). Trong đó, “Cổng hỏi đáp” là nơi hỏi – đáp giữa các thành viên (tạm gọi là vậy) với nhau, chủ yếu là bài tập; “Trang học trực tuyến” giới thiệu các khóa học, ôn thi trực tuyến có trả phí.

6. Wikiversity có tính đóng góp chung

Auhg8 (talk) 00:40, 1 January 2021 (UTC)Reply

Nhận xét báo cáo lần 1

edit

Như Auhg8 đã nói, báo cáo lần này là những vấn đề không chuyên sâu. Có một số điều sau vẫn chưa được giải đáp hoặc cần giải đáp thêm:

  • Wikiversity có tính thống nhất, tính đa dạng hay tính riêng rẽ?
    • Tính thống nhất: giống như Wikipedia, 2 bài không thể đề cập tới 1 nội dung như nhau, có sự thống nhất trong nội dung.
    • Tính đa dạng: giống như Wikibooks, 1 nội dung có thể viết ở nhiều cuốn sách, các nội dung có thể được biến tấu đôi chút tạo nên sự đa dạng.
    • Tính riêng rẽ: các nội dung mang tính độc lập, cá nhân, mỗi cá nhân có thể viết cùng một nội dung nhưng vẫn có thể khác nhau 1 trời 1 vực.
  • Làm sao để phân biệt nó với Wikipedia, Wikibooks, Wikisource, Wiktionary?
  • Wikiversity sẽ mang lại viễn cảnh về lợi ích tốt đẹp nào cho học sinh?
  • Cách bố trí, sắp xếp Wikiversity như thế nào?
    • Gồm những không gian tên nào?
    • Ở những ngôn ngữ khác thì sơ đồ cây, cách bố trí tổ chức các bài của họ như thế nào?
    • Ở ngôn ngữ mình bố trí như thế nào để phù hợp với Việt Nam mình?
  • Các thông tin trên ngôn ngữ khác có quy định phải trung lập, chính xác không?

Đức Anh (talk) 07:52, 1 January 2021 (UTC)Reply

Xin lỗi

edit

Rất xin lỗi bạn vì sự chậm trễ đến cả tháng của mình cho dù lí do là gì đi nữa. Hiện tại đã hoàn thành được khoảng 70%, mình sẽ cố gắng hoàn thành tốt để báo cáo. Gửi đến bạn lời xin lỗi chân thành. Auhg8 (talk) 12:47, 24 January 2021 (UTC)Reply

Không cần phải xin lỗi gì. Tôi làm báo cáo không phải cho mỗi tôi, mà còn cho bạn, cho cả các hậu bối sau này tiếp quản dự án này. Đừng nghĩ đến tôi mà cứ nghĩ đến dự án này trước tiên, mục đích làm không phải là giữ lời hứa mà để phát triển Wikiversity. Trong 2 dự án beta Wikinews và Wikiversity, tôi không nhìn thấy bất cứ tương lai nào cho lĩnh vực tin tức, nhưng lại thấy một tiềm năng cho phát triển dự án kho học liệu. Đức Anh (talk) 14:06, 24 January 2021 (UTC)Reply
@Auhg8:Tôi rất hy vọng khi tìm được mục đích đóng góp tại dự án này, bạn có thể "táo bạo" như cách mà tôi đã làm với Wikibooks. Bạn hoàn toàn có thể tự mình xây lại toàn bộ hệ thống dự án theo ý muốn của mình, miễn là bạn thấy nó đi đúng hướng. Hãy táo bạo! Đức Anh (talk) 14:06, 24 January 2021 (UTC)Reply

Vâng, tôi rất tán thành ý kiến của bạn. Tôi không phải vì một lời hứa hẹn, tôi làm gì cũng đề cao chất lượng. Bên cạnh đó, tiến độ cũng rất quan trọng, cái này tôi đã không làm tốt, kéo dài thêm khá nhiều thời gian so với dự kiến (của tôi) nên việc xin lỗi không chỉ đối với bạn mà còn với cả Wikiversity, các thành viên khác. Tôi rất thích tính mở của các dự án kiểu wiki, không nói trước gì về tương lai nhưng tôi sẽ cố hết sức mình sửa lỗi, có thể cũng viết bài (cái này chắc hiếm lắm), góp phần xây dựng các dự án.

Kèm theo đây là lời cảm ơn sâu sắc, chân thành của tôi đến bạn vì những đóng góp cho các dự án, đặc biệt là Wikibooks. Auhg8 (talk) 04:04, 25 January 2021 (UTC)Reply

Dự án chết

edit

Dường như tôi lại thấy dự án Wikinews có thể có tiềm năng phát triển hơn dự án này.

Báo cáo lần 2 (kết)

edit

Tổ chức các bài

Cấu trúc các bài thuộc Wikiversity giống như cách tổ chức các bài học ở trường. Việc đó nghĩa là từ một khoa, ngành chia ra các phân khoa, phân ngành (ví dụ: từ thể loại “Vật lí” chia thành các thể loại con như “Quang học”, “Vật lí lượng tử”,…). Mỗi thể loại (con) liệt kê các bài học (bài học là các trang bài) khác nhau (liệt kê như WP). Mỗi bài chia thành các đề mục cho phù hợp, thường gồm các đề mục về nội dung và cuối là các đề mục “Tham khảo”, “Xem thêm”,… Có các trang bài tập (theo phiên bản tiếng Pháp, mình đã xem các bài tập này, nó là những câu hỏi có đáp án ở dưới). Bạn có thể xem các bài tập tại đây. Riêng về bài tập mình thấy đây là một ý hay.

Một số không gian tên

Trang thành viên
Wikiversity
Bản mẫu
Thể loại
Mô-đun
Tập tin
Hướng dẫn
MediaWiki
Đặc biệt (thay đổi gần đây, đóng góp, trang theo dõi,...)
Chính (các trang bài, trong đó gồm không gian bài thuộc SGK: tên môn + lớp/tên bài)

Trừ các trang đặc biệt thuộc không gian tên đặc biệt, mỗi không gian nêu trên đều có không gian thảo luận riêng.

Vấn đề trung lập (+…)

Wikiversity cho phép vượt ra ngoài giới hạn của chính sách trung lập thông thường (“Trung lập”, cái này theo ý mình dù cho phép vượt ra khỏi giới hạn của sự trung lập nhưng phải phù hợp, ví dụ: hạn chế việc đề cao quá mức, đến mức “tâng bốc quá đà”; hạ bệ quá mức một cá nhân, tập thể có hành vi sai trái;…). Xem thêm: https://en.wikiversity.org/wiki/Wikiversity:Research_guidelines#Research_and_neutral_point_of_view.

Trình bày bài (cái này là ý kiến riêng)

Đối với những bài học thuộc SGK (và những bài có thể) trình bày thông tin dưới dạng liệt kê. Các ý phải được chắt lọc, ngắn gọn nhưng đầy đủ, súc tích; những bài SGK (thuộc không gian chính và có kiểu: tên môn + lớp/tên bài) nên chia các đề mục tương ứng với các mục trong sách để dễ dàng tra cứu thông tin; rất nên liên kết đến các bài không thuộc bài học SGK (tức bài thuộc không gian “rộng”, không có: tên môn + lớp/tên bài) để người đọc có thêm thông tin.

Còn lại như hình ảnh, video,… thì đặt chỗ thích hợp để bài sinh động, không nhàm chán, cung cấp kiến thức, thông tin một cách trực quan.

Đối với học sinh (và cả giáo viên,…)

Đối với các bài thuộc không gian “rộng” có lẽ không phải bàn.
Đối với các bài thuộc không gian SGK:
Có thể xem trước bài.
Tóm tắt nội dung bài ngắn gọn (do trình bày dưới dạng liệt kê).

Auhg8 (talk) 12:50, 4 March 2021 (UTC)Reply

Chuyện ngoài lề sau báo cáo lần 2

edit

Chào bạn, dù không muốn nhưng tôi vẫn phải đăng những gì tôi đã tìm hiểu một cách không đầy đủ. Nhưng đã hết cách, mong bạn thông cảm (nếu không cũng không sao). Trong hai tháng vừa qua tôi không thể (hạn chế) hoạt động trên các wiki, thế nên, vừa có thời gian là tôi báo cáo ngay. Trong vài tháng tới đây, tôi cũng sẽ tiếp tục vắng mặt nhưng tôi vẫn cố gắng xử lí các vụ phá hoại (nếu có và nếu có thể). Tạm biệt bạn, thật lòng xin lỗi. Auhg8 (talk) 12:59, 4 March 2021 (UTC)Reply